Quỹ Hỗ trợ nông dân phải bàn giao cho Hội đồng giải thể toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu khi nào?
Quỹ Hỗ trợ nông dân phải bàn giao cho Hội đồng giải thể toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu khi nào?
Dựa vào quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Quỹ Hỗ trợ nông dân sau khi có quyết định giải thể như sau:
Theo đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân phải bàn giao cho Hội đồng giải thể toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của Quỹ Hỗ trợ nông dân (kể cả tài sản chưa thu hồi được) trong thời hạn 30 ngày làm việc tính từ khi quyết định giải thể có hiệu lực.
Lưu ý số 1: Cũng trong khoản thời gian này, Quỹ Hỗ trợ nông dân phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:
- Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Danh sách các khoản cho vay, đầu tư, các khoản ủy thác và nhận ủy thác của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
Lưu ý số 2: Tính từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, trong vòng 10 ngày làm việc, Quỹ Hỗ trợ nông dân phải thực hiện những công việc như sau:
- Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
- Quỹ Hỗ trợ nông dân phải lập các danh sách sau:
+ Danh sách các khoản tiền gửi của Quỹ Hỗ trợ nông dân tại các tổ chức nhận tiền gửi;
+ Danh sách nợ phải trả, bao gồm các khoản vốn huy động;
+ Danh sách khách hàng cho vay và số nợ gốc, lãi phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi);
+ Danh sách các khoản ủy thác và nhận ủy thác;
- Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Quỹ Hỗ trợ nông dân (nếu có).
Quỹ Hỗ trợ nông dân phải bàn giao cho Hội đồng giải thể toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu khi nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân sẽ chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 4 Điều 42 Nghị định 37/2023/NĐ-CP thì Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân sẽ tự động chấm dứt hoạt động khi Quỹ Hỗ trợ nông dân đã hoàn tất các thủ tục giải thể theo quy định tại Nghị định 37/2023/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trong đó, mục đích thành lập Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp là để tham mưu về phương án và tổ chức thực hiện giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương/Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh/ Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện.
Ngoài ra, thành phần của Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh/Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện bao gồm những đối tượng sau:
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Đại diện lãnh đạo các cơ quan: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp;
- Đại diện chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh;
- Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp;
- Đại diện của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ/Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Đối tượng nào có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của Ban Thường vụ Hội nông dân cấp tỉnh?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam như sau:
Trách nhiệm của Trung ương Hội nông dân Việt Nam và Hội nông dân cấp tỉnh/cấp huyện/cấp xã
...
3. Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có trách nhiệm:
đ) Hướng dẫn hoạt động cho vay của hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp phù hợp với quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
e) Ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân; quy chế kiểm tra, giám sát hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc chỉ đạo xây dựng và quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của Ban Thường vụ Hội nông dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; kiểm tra hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp;
g) Bố trí nhân sự thuộc cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam để thành lập bộ máy hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương theo quy định tại Nghị định này;
h) Báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bố trí ngân sách nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
i) Giám sát và đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương;
k) Hướng dẫn việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân, áp dụng cho toàn hệ thống; hằng năm, thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam là đối tượng có trách nhiệm kiểm tra việc chỉ đạo xây dựng và quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của Ban Thường vụ Hội nông dân cấp tỉnh theo quy định.
Ngoài ra, Hội Nông dân Việt Nam với tiền thân là Nông hội đỏ, được thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1930.
Hội Nông dân Việt Nam còn là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?