Quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước có phải được hình thành từ lãi tiền gửi quỹ dự trữ tài chính không?
Quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước có phải được hình thành từ lãi tiền gửi quỹ dự trữ tài chính không?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Quỹ dự trữ tài chính
1. Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh.
2. Quỹ dự trữ tài chính được hình thành từ các nguồn:
a) Bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm;
b) Kết dư ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;
c) Tăng thu ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước;
d) Lãi tiền gửi quỹ dự trữ tài chính;
đ) Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
3. Số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó, không bao gồm số chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên.
...
Theo quy định nêu trên, Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh.
Quỹ dự trữ tài chính được hình thành từ các nguồn sau đây:
- Bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm;
- Kết dư ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;
- Tăng thu ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước;
- Lãi tiền gửi quỹ dự trữ tài chính;
- Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước được hình thành từ các nguồn khác nhau, bao gồm lãi tiền gửi quỹ dự trữ tài chính.
Quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước có phải được hình thành từ lãi tiền gửi quỹ dự trữ tài chính không? (Hình từ Internet)
Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng khi nguồn thu ngân sách chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách đúng không?
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Quỹ dự trữ tài chính
...
4. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;
b) Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và cần thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán; sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.
...
Theo đó, quỹ dự trữ tài chính được sử dụng cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách.
Lưu ý: Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và cần thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán; sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.
Ai có thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính?
Thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính được quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP như sau:
Quỹ dự trữ tài chính
...
5. Thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính:
a) Đối với quỹ dự trữ tài chính trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để đáp ứng nhu cầu chi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này; Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng để chi cho các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Quỹ dự trữ tài chính của trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm chủ tài khoản. Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho giám đốc Sở Tài chính làm chủ tài khoản.
7. Việc sử dụng quỹ dự trữ tài chính trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này được thực hiện theo phương thức chuyển từ quỹ dự trữ tài chính vào thu ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi đã được quyết định.
8. Quỹ dự trữ tài chính được gửi tại Kho bạc Nhà nước và được Kho bạc Nhà nước trả lãi theo mức lãi suất quy định của pháp luật về chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
9. Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh và phải hoàn trả tạm ứng ngay trong năm ngân sách.
Như vậy, theo quy định, thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính được quy định như sau:
- Đối với quỹ dự trữ tài chính trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để đáp ứng nhu cầu chi quy định tại điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP;
Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng để chi cho các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP;
- Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?