Quỹ dự trữ phát hành tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước gồm những gì? Ai có thẩm quyền ký lệnh xuất nhập quỹ dự trữ phát hành tiền mặt?
Quỹ dự trữ phát hành tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước gồm những gì?
Quỹ dự trữ phát hành tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 23/2012/TT-NHNN như sau:
Các quỹ tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành để quản lý tiền dự trữ phát hành và thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
2. Quỹ dự trữ phát hành bao gồm:
- Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền;
- Tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm các loại tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).
3. Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm:
- Tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành;
- Tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý tại kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Như vậy, theo quy định trên thì quỹ dự trữ phát hành tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước gồm:
- Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền;
- Tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm các loại tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Quỹ dự trữ phát hành tiền mặt (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền ký lệnh xuất nhập quỹ dự trữ phát hành tiền mặt?
Thẩm quyền ký lệnh xuất nhập quỹ dự trữ phát hành tiền mặt được quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2012/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền ký lệnh xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành
1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ký lệnh điều chuyển tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 5.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ký lệnh xuất, nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5.
Tại Điều 5 Thông tư 23/2012/TT-NHNN như sau:
Hoạt động xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành
1. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương với nhau; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền Trung ương với Quỹ dự trữ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau;
2. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương tại Hà Nội với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
…
4. Xuất Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành để tiêu hủy;
5. Nhập Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các loại tiền mới được Thủ tướng Chính phủ cho công bố lưu hành (đã được phép phát hành vào lưu thông);
6. Nhập các loại tiền mới in, đúc từ các cơ sở in, đúc tiền về Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương.
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ký lệnh xuất, nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý trong các trường hợp cụ thể trên.
Căn cứ vào đâu để điều hòa Quỹ dự trữ phát hành tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ vào đâu để điều hòa Quỹ dự trữ phát hành tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, thì theo quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2012/TT-NHNN như sau:
Điều hòa Quỹ dự trữ phát hành
Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt; diện tích, điều kiện an toàn của kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; dự báo tình hình thu, chi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch điều chuyển tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương và tổ chức điều chuyển tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt; diện tích, điều kiện an toàn của kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; dự báo tình hình thu, chi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch điều chuyển tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương và tổ chức điều chuyển tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?