Quy định về việc thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc theo Thông tư 03/2025 như thế nào?
Quy định về việc thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc theo Thông tư 03/2025 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 03/2025/TT-BYT quy định thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
- Việc thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc được tiến hành như sau:
+ Nghiên cứu, phân tích hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có) được người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định đã giao, cung cấp;
+ Xác định rõ đối tượng, những nội dung giám định cần xem xét, đánh giá;
+ Tiến hành so sánh, đối chiếu các thông tin, tài liệu với quy định của pháp luật, quy định chuyên môn về y tế hoặc đối tượng cần giám định hoặc đồ vật, mẫu vật được trưng cầu;
+ Đưa ra nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến kết luận cụ thể, rõ ràng về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định theo trưng cầu giám định, yêu cầu giám định;
+ Lập văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật giám định tư pháp sửa đổi 2020.
+ Xây dựng, ban hành bản kết luận giám định;
+ Lập hồ sơ giám định.
- Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc lấy ý kiến chuyên môn, kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung của các tổ chức, cơ quan chuyên môn khác, kể cả các cơ quan, tổ chức nước ngoài để phục vụ việc giám định theo quy định.
- Thực hiện và trả lời kết quả giám định theo đúng thời hạn yêu cầu; trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn, thời gian thực hiện giám định kéo dài hơn nhưng phải bảo đảm phù hợp với thời hạn giám định được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Luật Giám định tư pháp 2012 và các văn bản pháp luật có liên quan, cơ quan giám định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Quy định về việc thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc theo Thông tư 03/2025 như thế nào? (Hình từ internet)
Người giám định tư pháp theo vụ việc được quy định ra sao?
Người giám định tư pháp theo vụ việc được quy định tại Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BYT như sau:
- Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012 và theo lĩnh vực được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2025/TT-BYT.
- Công nhận, thay đổi, hủy bỏ công nhận và đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Y tế:
+ Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm lập danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc gửi Thanh tra Bộ.
Danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc bao gồm các thông tin sau đây: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi công tác; trình độ chuyên môn; lĩnh vực chuyên môn; kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và hoạt động giám định tư pháp.
Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ Y tế ban hành quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
+ Trường hợp có sự thay đổi thông tin liên quan đến người giám định tư pháp theo vụ việc đã được công nhận; các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm rà soát và có văn bản đề nghị thay đổi công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc gửi Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ Y tế ban hành quyết định thay đổi công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc;
+ Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc được áp dụng đối với người đã được công nhận giám định tư pháp theo vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BYT. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm rà soát và có văn bản gửi Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ Y tế ban hành quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc;
+ Quyết định công nhận, thay đổi, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.
- Việc công nhận, thay đổi, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc tại địa phương:
+ Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, các đơn vị thuộc, trực thuộc Sở Y tế lập danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc gửi Sở Y tế.
Danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc bao gồm các thông tin quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BYT.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) ban hành quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
+ Trường hợp có sự thay đổi thông tin liên quan đến người giám định tư pháp theo vụ việc đã được công nhận, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế có trách nhiệm rà soát và có văn bản đề nghị thay đổi công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc gửi Sở Y tế.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định thay đổi công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
+ Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc được áp dụng đối với người giám định tư pháp theo vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BYT. Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế có trách nhiệm rà soát và có văn bản gửi Sở Y tế.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
+ Quyết định công nhận, thay đổi, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc tại địa phương được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.
Kết luận giám định tư pháp theo vụ việc được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 03/2025/TT-BYT quy định về kết luận giám định tư pháp như sau:
- Bản kết luận giám định tư pháp theo vụ việc được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2025/TT-BYT.
- Trường hợp Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc do Bộ Y tế quyết định thành lập thì Bộ trưởng Bộ Y tế ký tên, đóng dấu xác nhận chữ ký thành viên Hội đồng tại văn bản kết luận giám định.
Trường họp Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật giám định tư pháp 2012 thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Giám định tư pháp 2012.
- Trường hợp Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc do Sở Y tế quyết định thành lập thì Giám đốc Sở Y tế ký tên, đóng dấu xác nhận chữ kỷ thành viên Hội đồng tại văn bản kết luận giám định.
- Trường hợp Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc do Thủ trưởng tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc thành lập thì Thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ký tên, đóng dấu xác nhận chữ ký thành viên Hội đồng tại văn bản kết luận giám định.
- Khi hoàn thành bản kết luận giám định, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc, Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc lập hồ sơ đề nghị cơ quan, người trưng cầu giám định thanh toán, chi trả chi phí cần cho vịệc thực hiện giám định theo quy định của pháp luật.
*Thông tư 03/2025/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/3/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ biểu mẫu, sổ sách dành cho cơ sở đào tạo lái xe ô tô 2025? Quy định về hồ sơ của người học lái xe?
- Tóm tắt quá trình công tác của Đảng viên đề nghị tặng Huy hiệu đảng? Tải mẫu tóm tắt quá trình công tác?
- Thuyết minh về phong tục lì xì ngày Tết hay và ý nghĩa? Phong tục lì xì ngày Tết ở Việt Nam? Nhiệm vụ học sinh là gì?
- Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt giao thông như thế nào? Tải về Nghị định 168/2024/NĐ-CP ở đâu?
- Vì sao lấy ngày 3 2 là ngày thành lập Đảng? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng 3 2?