Quy định về việc mở tài khoản thanh toán của tổ chức như thế nào? Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức có các quyền hạn, nghĩa vụ gì?
Quy định về chủ tài khoản thanh toán của tổ chức như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN thì:
Các hình thức mở tài khoản thanh toán và việc trả lãi đối với số dư trên tài khoản thanh toán
Các hình thức mở tài khoản thanh toán bao gồm: tài khoản thanh toán của cá nhân, tài khoản thanh toán của tổ chức và tài khoản thanh toán chung.
...
3. Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản. Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) của tổ chức mở tài khoản thanh toán thay mặt tổ chức đó thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện.
Về các hình thức mở tài khoản thanh toán bao gồm:
- Tài khoản thanh toán của cá nhân,
- Tài khoản thanh toán của tổ chức,
- Tài khoản thanh toán chung.
Như vậy, chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản, người đại diện hợp pháp của tổ chức chỉ thay mặt thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện.
Mở tài khoản thanh toán (Hình từ Internet)
Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức có các quyền hạn gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định về quyền hạn đối với chủ tài khoản thanh toán của tổ chức như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán
1. Chủ tài khoản thanh toán có các quyền sau:
a) Sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán của mình để thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Chủ tài khoản thanh toán được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (nơi mở tài khoản) tạo điều kiện để sử dụng tài khoản thanh toán của mình thuận tiện và an toàn;
b) Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng;
c) Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
d) Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về các giao dịch thanh toán, số dư trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
đ) Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các giấy tờ liên quan cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi có sự thay đổi về thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán. Việc thay đổi thông tin về tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư này;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, hiện nay có 06 quyền hạn đối với chủ tài khoản thanh toán của tổ chức được quy định cụ thể như trên.
Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức phải duy trì số dư trên tài khoản tố thiểu bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định
Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán
...
2. Chủ tài khoản thanh toán có các nghĩa vụ sau:
a) Đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thực hiện các lệnh thanh toán đã lập. Trường hợp có thỏa thuận thấu chi với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thì phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan khi chi trả vượt quá số dư Có trên tài khoản;
b) Chấp hành các quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Thông tư này;
c) Kịp thời thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng;
d) Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản thanh toán của mình;
đ) Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các giấy tờ liên quan cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi có sự thay đổi về thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán;
e) Duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
g) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình;
h) Không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình;
i) Không được sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện cho các giao dịch nhằm mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Theo đó, về nghĩa vụ đối với chủ tài khoản thanh toán của tổ chức có quy định: chủ tài khoản phải duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy, không có quy định số dư tối thiểu đó là bao nhiêu, chỉ cần chủ tài khoản đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?