Quy định về sửa chữa đột xuất tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào? Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ bảo trì kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc về ai?
Quy định về sửa chữa đột xuất tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?
Việc sửa chữa đột xuất tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT:
Sửa chữa đột xuất, sửa chữa định kỳ tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Sửa chữa đột xuất:
Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện các nhiệm vụ sau đây khi có yêu cầu sửa chữa đột xuất:
a) Báo cáo chủ sở hữu và các cơ quan liên quan về sự cố; chủ động tổ chức thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc phục sự cố;
b) Hoàn thiện thủ tục, tổ chức lập, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư các hạng mục sửa chữa đột xuất theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Tổ chức thực hiện, hoàn thiện hạng mục sửa chữa đột xuất;
d) Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, bàn giao; lập hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện về chủ sở hữu và cơ quan có liên quan.
2. Sửa chữa định kỳ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật về đấu thầu.
Như vậy việc sửa chữa đột xuất tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo quy định nêu trên, theo đó sẽ bao gồm các bước như sau:
+ Bước 1: Báo cáo chủ sở hữu và các cơ quan liên quan về sự cố; chủ động tổ chức thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc phục sự cố;
+ Bước 2: Hoàn thiện thủ tục, tổ chức lập, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư các hạng mục sửa chữa đột xuất theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
+ Bước 3: Tổ chức thực hiện, hoàn thiện hạng mục sửa chữa đột xuất;
+ Bước 4: Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, bàn giao; lập hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ;
+ Bước 5: Báo cáo kết quả thực hiện về chủ sở hữu và cơ quan có liên quan.
Quy định về sửa chữa đột xuất tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ bảo trì kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc về ai?
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ bảo trì được quy định tại Điều 16 Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ bảo trì kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc về:
(1) Chủ quản lý công trình tổ chức thẩm định, phê duyệt đề cương, dự toán hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật các nhiệm vụ bảo trì có giá trị dự toán từ 500 triệu đồng trở lên, trừ trường hợp sau quy định tại khoản 3 bên dưới.
(2) Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi tổ chức thẩm định, phê duyệt đề cương, dự toán hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật các nhiệm vụ bảo trì có giá trị dự toán dưới 500 triệu đồng.
(3) Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chủ sở hữu công trình quyết định nâng hạn mức quy định tại khoản 2 nêu trên, giao doanh nghiệp phê duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của chủ quản lý công trình.
(4) Chủ quản lý công trình tổ chức thẩm định và trình chủ sở hữu công trình phê duyệt đối với các nhiệm vụ bảo trì phải lập dự án đầu tư.
Bảo dưỡng tài sản, sửa chữa thường xuyên kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?
Căn cứ vào Điều 13 và Điều 14 Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Điều 13.Bảo dưỡng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện nội dung sau:
a) Lập kế hoạch bảo dưỡng và phê duyệt dự toán kinh phí nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ, dụng cụ;
b) Thực hiện bảo dưỡng;
c) Báo cáo, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu;
d) Lập hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ.
2. Tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo dưỡng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo chất lượng thực hiện:
a) Thông số của công trình, máy móc, thiết bị sau khi bảo dưỡng phải đảm bảo theo thông số thiết kế ban đầu;
b) Đảm bảo sự hoạt động bình thường của công trình và máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành.
Điều 14. Sửa chữa thường xuyên tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi tổ chức thực hiện các nội dung sau:
a) Lập, trình phê duyệt kế hoạch sửa chữa thường xuyên;
b) Lập, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật các hạng mục sửa chữa thường xuyên;
c) Thực hiện sửa chữa thường xuyên;
d) Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, bàn giao;
đ) Lập hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ;
e) Báo cáo kết quả thực hiện sửa chữa thường xuyên về chủ quản lý công trình thủy lợi.
2. Thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật các hạng mục sửa chữa thường xuyên thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Như vậy, tổ chức, cá nhân khai thác công trình hạ tầng thủy lợi có trách nhiệm phải tổ chức thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên kết cấu hạ tầng thủy lợi như quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?