Quy định về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ quốc phòng như thế nào? Quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ quốc phòng có những nội dung gì?
Căn cứ Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng ngày 29/05/2017.
Công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ quốc phòng được quy định tại Điều 4 Thông tư 142/2017/TT-BQP với những nội dung sau:
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, chương trình về an toàn, vệ sinh lao động và triển khai áp dụng phù hợp với đặc thù hoạt động quân sự trong Bộ Quốc phòng. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với hoạt động lao động trong Bộ Quốc phòng.
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động và vận động tổ chức quần chúng tham gia công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, quy định, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ bảo hộ lao động tại các đơn vị trong Bộ Quốc phòng.
Quy định về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ quốc phòng như thế nào? Quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động ra sao? (Hình từ Internet)
Quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ quốc phòng ra sao?
Theo Điều 5 Thông tư 142/2017/TT-BQP, việc quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ quốc phòng được thực hiện như sau:
- Tổng cục Kỹ thuật tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan kỹ thuật hoặc cơ quan được giao thực hiện quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tham mưu giúp người chỉ huy quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các đơn vị thuộc quyền theo pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng; chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.
- Cơ quan kỹ thuật hoặc cơ quan được giao thực hiện quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan, đơn vị cơ sở, doanh nghiệp quản lý, triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.
Việc bố trí người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?
Việc bố trí người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong Bộ Quốc phòng được quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 142/2017/TT-BQP.
Cụ thể, các đơn vị sản xuất, kinh doanh căn cứ điều kiện cụ thể của đơn vị mình tổ chức Phòng (hoặc Ban) an toàn, bảo hộ lao động, cán bộ chuyên trách hoặc cán bộ kiêm nhiệm công tác an toàn, bảo hộ lao động, nhưng phải bảo đảm mức tối thiểu như sau:
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận an toàn, bảo hộ lao động bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 50 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ bán chuyên trách;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 50 đến dưới 300 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ chuyên trách;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ chuyên trách;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải thành lập phòng an toàn, bảo hộ lao động hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ chuyên trách.
- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề nêu trên, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận an toàn, bảo hộ lao động tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ bán chuyên trách;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ chuyên trách;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động, phải thành lập phòng an toàn, bảo hộ lao động hoặc bố trí ít nhất 2 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ chuyên trách.
- Đối với các công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp được xác định theo từng doanh nghiệp, trường hợp là Tổng Công ty, Tập đoàn kinh tế và tương đương phải có Phòng (Ban) an toàn, bảo hộ lao động hoặc ít nhất 01 cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, bảo hộ lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?