Quy định về bảo quản vật liệu cháy nổ công nghiệp sau sản xuất thế nào? Đóng gói xuất xưởng các vật liệu này phải tuân thủ quy định gì?

Cho tôi hỏi vật liệu cháy nổ công nghiệp sau sản xuất sẽ được bảo quản như thế nào? Quy định về việc đóng gói, bao bì đóng gói, ghi nhãn để xuất xưởng được quy định như thế nào? Mong được trả lời, tôi cảm ơn.

Quy định về bảo quản vật liệu cháy nổ công nghiệp sau sản xuất thế nào?

Tại Điều 20 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT về An toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ quy định về yêu cầu chung đối với bảo quản vật liệu cháy nổ công nghiệp như sau:

"Điều 20. Quy định chung về bảo quản VLNCN
1. VLNCN phải được bảo quản trong các kho, phương tiện chứa phù hợp với yêu cầu của Quy chuẩn này.
Không được bảo quản VLNCN không có bao bì hoặc trong bao bì bị hỏng. Không được sử dụng các chất có phản ứng sinh nhiệt với nước, không khí để chống ẩm cho VLNCN.
2. Tổ chức sử dụng VLNCN để nghiên cứu khoa học, học tập không được bảo quản lớn hơn 20 kg thuốc nổ, 500 kíp nổ cùng lượng dây cháy chậm, dây nổ tương ứng. Lượng VLNCN để nghiên cứu khoa học, học tập phải được bảo quản trong kho lưu động đặt tại 01 phòng riêng, cấu tạo kho lưu động quy định tại Phụ lục 10 của Quy chuẩn này.
Phòng để chứa VLNCN phải có cửa, tường và trần làm bằng vật liệu chống cháy, không được bố trí phòng chứa VLNCN tiếp giáp (trên, dưới và hai bên) với các phòng có người làm việc thường xuyên.
3. Thống kê, xuất, nhập VLNCN phải thực hiện theo quy định tại Phụ lục 8 của Quy chuẩn này.
4. Không được lưu trữ VLNCN qua đêm tại khu vực bãi nổ đối với VLNCN thừa trong quá trình thi công nạp mìn hoặc không thể tiến hành thi công nạp mìn do điều kiện bất khả kháng như mưa giông, sấm sét… Trường hợp, tổ chức sử dụng VLNCN không có kho bảo quản, ký hợp đồng với tổ chức được phép kinh doanh cung cấp VLNCN đến bãi nổ theo hộ chiếu nổ mìn, tổ chức sử dụng VLNCN và tổ chức được phép kinh doanh phải lập biên bản có đầy đủ chữ ký của hai bên và những người chứng kiến về số lượng VLNCN nêu trên đồng thời chuyển lượng VLNCN cho tổ chức được phép kinh doanh chuyển về kho chứa.
Được phép tiêu hủy số lượng VLNCN thừa trong quá trình thi công nạp mìn không lớn hơn 01 kg thuốc nổ và 05 kíp nổ theo quy định tại Điều 31 của Quy chuẩn này và phải lập biên bản tiêu hủy.
5. Tổ chức không còn nhu cầu sử dụng có VLNCN tồn kho phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý VLNCN địa phương và cơ quan Công an cấp tỉnh nơi đơn vị đặt kho VLNCN về số lượng, chủng loại, quy cách VLNCN tồn kho và phải bán lại cho tổ chức được phép kinh doanh VLNCN.
Được phép tiêu hủy theo quy định tại Điều 31 của Quy chuẩn này đối với VLNCN tồn kho đã quá hạn sử dụng hoặc VLNCN chuyên dùng được nhập khẩu, không thể tái xuất, không thể bán lại cho tổ chức được phép kinh doanh."

Vậy khi bảo quản vật liệu cháy nổ công nghiệp sau khi sản xuất cần phải tuân thủ nguyên tắc về bảo quản theo 5 tiêu chí bên trên.

Quy định về bảo quản vật liệu cháy nổ công nghiệp

Quy định về bảo quản vật liệu cháy nổ công nghiệp

Quy định về kho bảo quản vật liệu cháy nổ công nghiệp như thế nào?

Ngoài việc phải tuân thủ quy định về bảo quản thì còn phải tuân thủ quy định về kho chứa được nêu tại Điều 21 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT như sau:

Điều 21. Quy định về kho VLNCN
1. Quy định về phân loại kho VLNCN
a) Theo mức độ che phủ, kho VLNCN được chia thành:
- Kho nổi là kho đặt trên mặt đất, không có lớp che phủ sát với tường kho bằng đất hoặc các loại vật liệu tương đương;
- Kho ngầm là kho có lớp đất hoặc các loại vật liệu tương đương che phủ hoàn toàn và sát với tường kho. Chiều dày lớp phủ không nhỏ hơn 1,0 m;
- Kho hầm lò là kho ngầm có chiều dày lớp phủ lớn hơn 15 m, gồm các buồng chứa VLNCN và các buồng phụ trợ nối thông với nhau bằng các đường lò;
- Kho nửa ngầm là kho có phần nóc hoặc cửa kho hoặc phần bất kỳ của kho không được che phủ sát với tường kho bằng đất hoặc các loại vật liệu tương đương; chiều dày lớp phủ không nhỏ hơn 1,0 m.
b) Theo kết cấu xây dựng, các kho VLNCN được chia thành:
- Kho cố định là kho có kết cấu vững chắc không di chuyển được;
- Kho lưu động là kho có thể di chuyển được bao gồm các hòm, thùng chứa, container hoặc các kết cấu tương đương.
c) Theo nhiệm vụ, các kho VLNCN được chia thành:
- Kho dự trữ là kho dự trữ quốc gia, kho dự trữ lưu thông và kho dự trữ của các tổ chức sản xuất;
- Kho tiêu thụ là kho cấp phát VLNCN để sử dụng.
2. Chỉ được sử dụng kho cố định làm kho dự trữ và chỉ được mở hòm VLNCN tại vị trí nằm bên ngoài ụ bảo vệ của nhà kho hoặc cách nhà kho lớn hơn 50 m.
3. Phải trang bị điện thoại tại các trạm gác của kho VLNCN để đảm bảo liên lạc giữa các trạm gác với lãnh đạo tổ chức sử dụng kho VLNCN, cơ quan PCCC, công an địa phương.
4. Kho VLNCN phải có mái che, cửa kín và luôn được khóa chắc chắn trừ khi cấp phát, kiểm tra. Đối với trường hợp nghỉ lễ hoặc tạm thời không sử dụng kho từ 12 giờ trở lên cửa phải được kẹp chì hoặc niêm phong. Kẹp chì, dấu niêm phong phải do người được giao quản lý kho VLNCN quản lý và phải có mẫu lưu tại trụ sở chính của tổ chức quản lý kho VLNCN.
5. Phải lập lý lịch kho VLNCN theo quy định tại Phụ lục 9 của Quy chuẩn này.
6. Sức chứa tối đa của kho VLNCN
a) Sức chứa lớn nhất của 01 nhà kho cố định không được lớn hơn:
- 60 tấn thuốc nổ đối với trường hợp chứa thuốc nổ nhóm A;
- 120 tấn thuốc nổ đối với trường hợp chứa thuốc nổ nhóm khác, trừ nhóm A, S.
b) Sức chứa lớn nhất của cụm kho dự trữ không được lớn hơn 3.000 tấn thuốc nổ, 7.500.000 kíp nổ, 1.500.000 m dây nổ.
c) Sức chứa lớn nhất của cụm kho tiêu thụ cố định kiểu nổi không được lớn hơn 720 tấn thuốc nổ, 500.000 kíp nổ, 300.000 m dây nổ.
d) Sức chứa lớn nhất của 01 kho lưu động không được lớn hơn 30 tấn thuốc nổ; sức chứa lớn nhất của cụm kho lưu động không được vượt quá 75 tấn thuốc nổ, 100.000 kíp nổ, 50.000 m dây nổ;
đ) Sức chứa lớn nhất của 01 kho ngầm, kho hầm lò không được lớn hơn lượng tiêu thụ trong 07 ngày đêm đối với thuốc nổ và 12 ngày đêm đối với phụ kiện nổ. Trong mỗi buồng không được chứa lớn hơn 2,0 tấn thuốc nổ. Trong mỗi ngách không được chứa lớn hơn 400 kg thuốc nổ hoặc 15.000 kíp nổ.
7. Bảo quản VLNCN trong cùng một kho
a) Cho phép bảo quản chung các nhóm VLNCN tương thích trong 01 nhà kho hoặc trong 01 buồng chứa. Bảng các nhóm VLNCN tương thích quy định tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn này.
b) Không được bảo quản chung các nhóm VLNCN không tương thích trong 01 nhà kho hoặc 01 buồng chứa hoặc 01 hòm, thùng chứa. Các buồng được ngăn cách bằng bức tường dày không nhỏ hơn 22 cm và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 min hoặc ngăn cách bằng vách có vật liệu tương đương.
c) Trường hợp bảo quản VLNCN không tương thích trong các buồng sát nhau của 01 nhà kho, các hòm kíp nổ, đạn khoan phục vụ thăm dò khai thác dầu khí phải đặt trên giá và đặt gần tường phía ngoài (tường đối diện với tường ngăn cách buồng chứa thuốc nổ). Khối lượng VLNCN trong 01 buồng chứa không được lớn hơn 03 tấn thuốc nổ hoặc 1.000 viên đạn khoan phục vụ thăm dò khai thác dầu khí hoặc 10.000 kíp nổ.
8. Tại khu vực kho tiêu thụ chỉ được cậy mở hoặc đóng lại các hòm chứa VLNCN làm bằng gỗ tại vị trí cách nhà kho không nhỏ hơn 15 m. Đối với các kho kiểu hầm lò chỉ được cậy mở hoặc đóng lại các hòm chứa VLNCN làm bằng gỗ tại vị trí cách ngách, buồng chứa VLNCN không nhỏ hơn 15 m. Việc cấp phát VLNCN chỉ được tiến hành trong buồng đệm của nhà kho hoặc trong buồng cấp phát VLNCN. Trường hợp chỉ có 01 buồng cấp phát VLNCN, phải thực hiện cấp phát thuốc nổ riêng và cấp phát kíp nổ riêng, không được để chung kíp nổ và thuốc nổ trong buồng cấp phát.
Phải sử dụng bàn có lót tấm cao su hoặc vật liệu tương đương dày 3,0 mm, xung quanh bàn phải có gờ bằng gỗ cao 2,0 cm để cấp phát kíp nổ. Phải có bàn riêng để cắt dây nổ, dây cháy chậm.
Trường hợp kho lưu động không có buồng đệm hoặc buồng cấp phát, việc cấp phát kíp nổ rời phải thực hiện tại nơi cách xa kho lớn hơn 15 m.
9. Phải đặt biển báo “Nguy hiểm - Cấm lửa” tại vị trí cách kho lớn hơn 50 m trên các đường vào nơi bảo quản VLNCN.
10. Kho bảo quản VLNCN phải cách xa đường điện cao áp trên không không nhỏ hơn 30 m theo chiều thẳng đứng tính từ điểm bất kỳ của nhà kho và phải có thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản lý, sở hữu công trình truyền tải điện trong trường hợp không đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định tại khoản 7 Điều 5 của Quy chuẩn này.
Đường dây cao áp đi ngầm trong khu vực kho VLNCN phải tuân theo quy định của pháp luật về hành lang an toàn lưới điện cao áp.
11. Phương tiện sử dụng động cơ đốt trong để vận chuyển, bốc dỡ VLNCN trong kho chứa VLNCN phải có cơ cấu dập tàn lửa từ ống xả và bộ phận che kín các bề mặt nóng, nhiệt độ cao. Đối với phương tiện vận chuyển, bốc dỡ sử dụng nguồn điện ắc quy, hệ thống điện phải thuộc loại phòng nổ hoặc được làm kín đạt chuẩn cấp bảo vệ IP từ 54 trở lên đối với các thiết bị điện không phải loại phòng nổ. Hết ca làm việc, không được để các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ trong kho VLNCN, phải di chuyển ra ngoài nhà kho với khoảng cách không nhỏ hơn 50 m.
12. Không được đặt các thiết bị đốt điện hoặc đốt nhiên liệu hóa thạch, gỗ cách nhà kho VLNCN nhỏ hơn 50 m. Phải có bộ phận thu tàn lửa từ ống xả thiết bị đốt nhiên liệu hóa thạch, gỗ.
13. Cho phép sử dụng đèn pin, đèn ắc quy dạng phòng nổ để chiếu sáng trong kho khi kiểm tra an toàn, hướng dẫn xuất nhập trong điều kiện không đủ ánh sáng. Điện áp của đèn pin, ắc quy không được lớn hơn 12 V. Sau khi kết thúc quá trình làm việc phải đưa đèn pin, đèn ắc quy ra ngoài khu vực kho theo quy định.
14. Những yêu cầu cụ thể đối với từng loại kho và sắp xếp VLNCN trong kho được quy định tại Phụ lục 10 của Quy chuẩn này."

Kho chứa vật liệu cháy nổ công nghiệp phải tuân thủ được các tiêu chí theo quy định nêu trên.

Đóng gói xuất xưởng các vật liệu này phải tuân thủ quy định gì?

Tại Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT quy định như sau:

- Vật liệu cháy nổ công nghiệp phải được đóng gói bằng các bao bì, thùng chứa thuận tiện, an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển.

Thùng gỗ chứa vật liệu cháy nổ công nghiệp phải có nắp kín đóng bằng đinh hoặc đai khóa; thùng giấy cacton chứa vật liệu cháy nổ công nghiệp phải có đai khóa kẹp. Khối lượng của vỏ thùng và vật liệu cháy nổ công nghiệp không được lớn hơn 40 kg.

- Yêu cầu về nhãn hàng hóa:

+ Phải thực hiện ghi nhãn đối với sản phẩm vật liệu cháy nổ công nghiệp, trên nhãn phải có các nội dung gồm:

++ Tên loại vật liệu cháy nổ công nghiệp.

++ Tên của tổ chức sản xuất.

++ Ngày sản xuất.

+ Phải thực hiện ghi nhãn trên bao bì bảo quản vật liệu cháy nổ công nghiệp, phải có các nội dung gồm:

++ Tên loại vật liệu cháy nổ công nghiệp.

++ Tên, địa chỉ của tổ chức sản xuất.

++ Khối lượng hoặc số lượng vật liệu cháy nổ công nghiệp có trong thùng.

++ Ngày sản xuất.

++ Hạn sử dụng.

++ Thành phần hoặc thành phần định lượng.

++ Mã phân loại vật liệu cháy nổ công nghiệp.

++ Các biểu trưng về chống cháy, nổ, chống mưa, nắng ở hai bên thành hòm, hộp. Biểu trưng chống cháy nổ phải có màu đỏ còn các biểu trưng khác có màu tương phản với màu nền của hòm, hộp.

++ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

- Yêu cầu đối với thùng chứa thì phải có màu sắc hoặc có vạch màu để phân biệt điều kiện sử dụng như sau:

+ Màu vàng, màu cam, màu vàng cam đối với vật liệu cháy nổ công nghiệp sử dụng để phá than.

- Màu xanh đối với vật liệu cháy nổ công nghiệp sử dụng để phá đá, quặng.

- Màu xanh lá cây đối với vật liệu cháy nổ công nghiệp sử dụng trong các mỏ lưu huỳnh, mỏ dầu.

- Màu đỏ đối với vật liệu cháy nổ công nghiệp sử dụng trong các mỏ không có nguy hiểm về khí và bụi nổ.

- Màu trắng đối với vật liệu cháy nổ công nghiệp sử dụng trên mặt đất.

- Màu đen đối với vật liệu cháy nổ công nghiệp chịu nhiệt.

Lưu ý: trường hợp vật liệu cháy nổ công nghiệp nhập khẩu có quy định màu sắc khác với Quy chuẩn này, tổ chức nhập khẩu phải ghi nhãn phụ có màu sắc theo quy định của Quy chuẩn này.

- Các túi, hộp chứa vật liệu cháy nổ công nghiệp trong bao bì, thùng chứa phải xếp khít nhau. Trường hợp khi xếp các túi, hộp không khít nhau, phải chèn để tránh xê dịch, va đụng trong quá trình vận chuyển.

- Chỉ được sử dụng các dụng cụ chế tạo bằng vật liệu không phát sinh tia lửa khi làm việc, trừ tuốc nơ vít để vặn đinh vít khi đóng nắp hòm/thùng chứa vật liệu cháy nổ công nghiệp.

- Đối với thuốc nổ công nghiệp dạng rời được nạp trực tiếp vào lỗ khoan từ thiết bị di động sản xuất thuốc nổ công nghiệp, phải có bảng ghi lại sự nạp thuốc vào từng lỗ khoan tại khai trường. Bảng ghi lại sự nạp thuốc phải ghi tên, địa chỉ của tổ chức sản xuất thuốc nổ, tên loại thuốc nổ nạp.

6,269 lượt xem
Vật liệu cháy nổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định về bảo quản vật liệu cháy nổ công nghiệp sau sản xuất thế nào? Đóng gói xuất xưởng các vật liệu này phải tuân thủ quy định gì?
Pháp luật
Có thể hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng các phương pháp nào? Quy định cụ thể từng phương pháp ra sao?
Pháp luật
Có giới hạn về phương tiện vận chuyển vật liệu cháy nổ công nghiệp hay không? Nếu có thì phương tiện nào được phép vận chuyển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật liệu cháy nổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vật liệu cháy nổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào