Quy định phòng bệnh Cúm gia cầm bắt buộc bằng vắc-xin? Bán thịt gà mắc bệnh cúm gia cầm có bị đi tù không?

Cho hỏi bệnh Cúm gia cầm là gì? Quy định phòng bệnh Cúm gia cầm bắt buộc bằng vắc-xin? - Câu hỏi của chị Hồng tại Bến Tre

Bệnh Cúm gia cầm là gì?

Căn cứ Mục 1 Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có giới thiệu về Bệnh cúm gia cầm như sau:

+ Bệnh Cúm gia cầm (Avian Influenza) là một bệnh truyền nhiễm ở loài chim (bao gồm cả gia cầm và chim hoang dã) và động vật có vú (bao gồm cả người); gây ra do vi rút cúm típ A thuộc họ Orthomyxoviridae, chứa ARN, có vỏ bọc bằng lipit. Trên vỏ bọc có hai loại kháng nguyên H (Hemagglutinin) và N (Neuraminidase). Kháng nguyên H có 16 subtype đánh số thứ tự từ H1 đến H16 và kháng nguyên N có 09 subtype được đánh số thứ tự từ N1 đến N9. Tùy theo chủng vi rút gây bệnh, ký hiệu của subtype H và N được chỉ định cho chủng vi rút đó. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định chủng vi rút gây bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao là H5N1 và H5N6. Trong chăn nuôi, gà thường bị mắc bệnh rất nặng, vịt thường mang mầm bệnh nhưng ít khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và là nguồn chủ yếu gieo rắc mầm bệnh ra môi trường. Một số chủng vi rút cúm gia cầm không gây bệnh cho gia cầm nhưng có thể lây truyền bệnh cho người và gây tử vong ở người (vi rút cúm A/H7N9).

+ Sức đề kháng của vi rút: Vi rút thường sống lâu hơn trong không khí ở độ ẩm thấp và trong phân ở điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Vi rút có thể sống tới 35 ngày trong chuồng nuôi có nhiệt độ thấp, tới 3 tháng trong phân gia cầm mắc bệnh. Vi rút dễ dàng bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70°C trong 05 phút. Trong tủ lạnh và tủ đá, vi rút có thể sống được vài tháng. Chất sát trùng thông thường như: xút 2%, phoóc-môn 3%, crezin 5%, chloramin B 3%, iodin 1%, halamid 20%, cồn 70° - 90°, vôi bột hoặc nước vôi 10%, nước xà phòng đặc,...

Quy định phòng bệnh Cúm gia cầm bắt buộc bằng vắc-xin? Bán thịt gà mắc bệnh cúm gia cầm có bị đi tù không?

Quy định phòng bệnh Cúm gia cầm bắt buộc bằng vắc-xin? Bán thịt gà mắc bệnh cúm gia cầm có bị đi tù không? (Hình từ Internet)

Quy định phòng bệnh Cúm gia cầm bắt buộc bằng vắc-xin?

Căn cứ Mục 2 Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về việc phòng bệnh Cúm gia cầm bắt buộc bằng vắc-xin như sau:

- Đối tượng tiêm phòng:

+ Trang trại, cơ sở nuôi gia cầm tập trung: Gia cầm giống, gia cầm trứng thương phẩm, gia cầm nuôi thịt với thời gian nuôi trên 45 ngày, trừ trường hợp tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT:

Yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi tập trung
...
2. Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, nếu có kết quả âm tính đối với bệnh quy định tại mục 1 Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này thì không phải thực hiện phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin đối với bệnh đó.

+ Đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình: Gà, vịt, ngan, chim cút và một số đối tượng gia cầm mẫn cảm khác do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.

- Phạm vi tiêm phòng: Khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.

- Thời gian tiêm phòng:

+ Tổ chức tiêm phòng theo quy trình nuôi và định kỳ tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm nuôi mới, đàn gia cầm hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ hoặc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;

+ Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.

- Căn cứ vào thông báo chủng vi rút lưu hành tại thực địa, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định đối tượng, phạm vi tiêm phòng và chủng loại vắc-xin sử dụng để phòng, chống bệnh Cúm gia cầm cho phù hợp.

- Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả tiêm phòng.

Bán thịt gà mắc bệnh cúm gia cầm có bị đi tù không?

Trước hết, chủ thể thực hiện hành vi có thể tiếp tục bị xử phạt hành chính đối với hành vi bán gia cầm nhiễm bệnh, căn cứ tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm
...
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức xử phạt này tại khoản 4 được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt tiền là gấp đôi. Còn đối với hành vi tại khoản 5 là mức xử phạt đối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền giảm một nửa (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, khi hành vi nêu trên có tính chất nghiêm trọng hơn và đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Thì chủ thể thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm - Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 119 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Khung hình phạt tù cao nhất đối với tội danh này có thể lên đến 20 năm.

Bệnh Cúm gia cầm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định của pháp luật hiện hành về bệnh tích của bệnh cúm gia cầm như thế nào?
Pháp luật
TCVN 8685-9:2022 về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 9: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm thế nào?
Pháp luật
Vì sao gà bị bệnh Cúm gia cầm phải cách ly? Chăn thả gà bị bệnh Cúm gia cầm ở bãi chăn chung bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh cúm gia cầm H5N1 sẽ có những triệu chứng như thế nào? Triệu chứng lâm sàng của gà khi mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 là gì?
Pháp luật
Bệnh Cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ tử vong cao không? Triệu chứng cúm gia cầm H5N1 ở người thường thấy là gì?
Pháp luật
Nghi ngờ bệnh cúm A H7N9 trong trường hợp nào? Có những biện pháp phòng bệnh cúm A H7N9 chung nào?
Pháp luật
Người cố ý lây lan tác nhân gây bệnh cúm A H5N1 có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có quyền phạt tiền đối với người đó không?
Pháp luật
Người che giấu, không khai báo về tình trạng bệnh cúm A H5N1 của bản thân có bị phạt hành chính hay không?
Pháp luật
Viện Pasteur TP.HCM chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 tại các tỉnh phía Nam khi Campuchia có ca tử vong vì dịch bệnh?
Pháp luật
Quy định phòng bệnh Cúm gia cầm bắt buộc bằng vắc-xin? Bán thịt gà mắc bệnh cúm gia cầm có bị đi tù không?
Pháp luật
Gà mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Mẫu bệnh phẩm là phổi gà thì cần xử lý ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh Cúm gia cầm
3,579 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh Cúm gia cầm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh Cúm gia cầm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào