Quy định mới nhất năm 2022 về danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi lĩnh vực tổ chức cán bộ?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác áp dụng với công chức, viên chức ở vị trí nào?
- Danh mục công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành tổ chức nhà nước phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định mới nhất năm 2022 là gì?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là bao lâu?
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác áp dụng với công chức, viên chức ở vị trí nào?
Theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BNV (có hiệu lực từ ngày 01/06/2022) thì thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác áp dụng với công chức, viên chức ở vị trí sau đây:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định chi tiết danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương."
Quy định mới nhất năm 2022 về danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ ở địa phương là gì?
Danh mục công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành tổ chức nhà nước phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định mới nhất năm 2022 là gì?
Từ ngày 01/06/2022, danh mục các vị trí công tác của công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành tổ chức nhà nước phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại Điều 1 Quyết định 05/2008/QĐ-BNV dưới đây sẽ bị bãi bỏ, cụ thể:
"Điều 1. Danh mục các vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành Tổ chức Nhà nước phải thực hiện định kỳ chuyển đổi theo quy định tại khoản 21 Điều 8 Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ, gồm có:
1. Công tác tuyển dụng công chức, viên chức, bao gồm:
a) Thư ký hội đồng thi tuyển, xét tuyển và kiểm tra sát hạch;
b) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tuyển dụng; tổng hợp điểm thi, thông báo tuyển dụng.
2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, ban gồm:
a) Thẩm định, tham mưu, đề xuất kế hoạch phân bổ kinh phí, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước;
b) Công tác tổ chức và quản lý các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
c) Thẩm định, tham mưu, đề xuất cử cán bộ, công chức, viên chức đi học dài hạn hoặc tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn trong và ngoài nước.
3. Công tác thi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại đối với công chức, viên chức, ban gồm:
a) Tham mưu, đề xuất kế hoạch phân bổ chỉ tiêu thi nâng ngạch công chức, viên chức;
b) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và đề xuất cử cán bộ, công chức, viên chức dự thi nâng ngạch;
c) Thư ký hội đồng thi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
d) Tổng hợp kết quả điểm thi nâng ngạch;
đ) Thông báo kết quả kỳ thi nâng ngạch
e) Thẩm định, tham mưu, đề xuất việc bổ nhiệm ngạch, xếp lương sau kỳ thi nâng ngạch đối với công chức, viên chức;
g) Thẩm định, tham mưu, đề xuất việc xếp lương, bổ nhiệm ngạch sau khi chuyển ngạch, chuyển loại đối với công chức, viên chức.
4. Công tác nhân sự và quản lý nhân sự, bao gồm:
a) Thẩm định, tham mưu, đề xuất việc tiếp nhận, thuyên chuyển, điều động, luân chuyển, biệt phái, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật, nghỉ hưu, thôi việc hoặc tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức;
b) Thẩm định, tham mưu, đề xuất việc xét nâng ngạch không qua thi, nâng bậc lương trước thời hạn, chuyển xếp lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức;
c) Thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của nhà nước;
d) Địa bàn được phân công theo dõi về công tác nhân sự.
5. Trong trường hợp nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức được phân công tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này nếu chưa đủ một vị trí công tác thì thực hiện định kỳ chuyển đổi theo nhiệm vụ cụ thể được phân công."
Thay vào đó, danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ ở địa phương theo Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BNV (có hiệu lực từ ngày 01/06/2022) như sau:
"Điều 2. Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ phải thực hiện định kỳ chuyển đổi
1, Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
3. Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế.
4, Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp.
5. Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các cấp.
6. Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
7. Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo,
8. Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động."
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là bao lâu?
Theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BNV (có hiệu lực từ ngày 01/06/2022) thì thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 03 năm đến 05 năm, cụ thể như sau:
"Điều 3. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc quy định tại Điều 2 Thông tư này là từ đủ 03 năm đến 05 năm."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?