Quy định hiện hành về quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, trường tư thục ra sao? Các chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục như thế nào?

Tôi đang tìm hiểu về quy định về các ưu đãi và một số vấn đề khác liên quan đến các trường dạy học. Cho nên tôi muốn hỏi rằng quy định hiện hành về quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, trường tư thục ra sao? Các chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục như thế nào? Chế độ tài chính đối với cơ sở giáo dục ra sao? Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục như thế nào?

Quy định hiện hành về quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, trường tư thục ra sao?

Căn cứ Điều 102 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, trường tư thục như sau:

- Tài sản của trường dân lập thuộc sở hữu của pháp nhân nhà trường. Tài sản của trường dân lập được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.

- Tài sản của trường tư thục thuộc sở hữu của nhà đầu tư, hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư, được xác định bằng biên bản góp vốn của nhà đầu tư. Việc chuyển phần tài sản góp vốn cho trường thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Việc chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, trường tư thục phải bảo đảm sự ổn định và phát triển của trường, được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Các chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục như thế nào?

Căn cứ Điều 103 Luật Giáo dục 2019 quy định về các chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục như sau:

- Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng; được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học quy định tại Điều 85 của Luật này.

- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chính sách ưu đãi dành cho trường tư thục

Chính sách ưu đãi dành cho trường tư thục

Chế độ tài chính đối với cơ sở giáo dục ra sao?

Căn cứ Điều 101 Luật Giáo dục 2019 quy định về chế độ tài chính đối với cơ sở giáo dục như sau:

- Cơ sở giáo dục công lập thực hiện quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý sử dụng tài sản theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật. Khoản thu của cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục được dùng để chi cho các hoạt động của cơ sở giáo dục, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thiết lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác của cơ sở giáo dục, phần còn lại được phân chia cho nhà đầu tư theo tỷ lệ vốn góp, trừ cơ sở giáo dục hoạt động không vì lợi nhuận.

- Cơ sở giáo dục phải công bố công khai chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục như thế nào?

Căn cứ Điều 96 Luật Giáo dục 2019 quy định về ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục như sau:

- Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước.

- Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và phù hợp với tiến độ của năm học.

- Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Trường dân lập
Trường tư thục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh sách các trường tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh? Trường tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác không?
Pháp luật
Quy định về nguyên tắc xác định học phí của các trường dân lập, tư thục như thế nào? Cơ chế thu và quản lý học phí trong hoạt động giáo dục là gì?
Pháp luật
Trường dân lập và trường tư thục khác nhau thế nào? Thủ tục chuyển đổi trường đại học dân lập sang trường đại học tư thục được quy định thế nào?
Pháp luật
Quy định hiện hành về quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, trường tư thục ra sao? Các chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục như thế nào?
Pháp luật
Thế nào là trường công lập và trường tư thục? Nên cho con theo học trường công lập hay trường tư thục?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường dân lập
3,212 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường dân lập Trường tư thục
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào