Quy định 142 của Bộ Chính trị áp dụng đối với công tác cán bộ nào? Xem Quy định 142 của Bộ Chính trị ở đâu?
Quy định 142 của Bộ Chính trị áp dụng đối với công tác cán bộ nào?
Ngày 23/4/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 142-QĐ/TW năm 2024 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Theo đó, Quy định 142 của Bộ Chính trị quy định về phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện thí điểm về công tác cán bộ. Các công tác cán bộ được thí điểm bao gồm:
- Giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu;
- Bầu bổ sung ủy viên ban thường vụ cấp ủy cùng cấp;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng cấp dưới trực tiếp thuộc thẩm quyền quản lý.
Việc thí điểm công tác cán bộ tại Quy định 142 của Bộ Chính trị được thực hiện tại cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị từ cấp huyện trở lên (đối với Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương có quy định riêng).
Thời gian thực hiện thí điểm là 5 năm kể từ khi ban hành Quy định.
Quy định 142 của Bộ Chính trị áp dụng đối với công tác cán bộ nào? Xem Quy định 142 của Bộ Chính trị ở đâu? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện Quy định 142 của Bộ Chính trị phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định 142-QĐ/TW năm 2024, việc thực hiện Quy định 142 Bộ Chí trị phải đảm bảo 03 nguyên tắc sau:
Thứ nhất, Bảo đảm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; nguyên tắc tập trung dân chủ; công tâm, khách quan, công khai, minh bạch, giữ gìn đoàn kết nội bộ; phát huy trách nhiệm của người đứng đầu và cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
Thứ hai, Người đứng đầu có thể thực hiện hoặc không thực hiện thẩm quyền được giao theo Quy định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Thứ ba, Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, thực hiện quy trình công tác cán bộ đối với nhân sự do người đứng đầu giới thiệu theo quy định.
Thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giới thiệu nhân sự ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy định 142-QĐ/TW 2024, Điều 4 Quy định 142-QĐ/TW 2024, Điều 5 Quy định 142-QĐ/TW 2024 có nêu rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giới thiệu nhân sự như sau:
Đối với giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó
Căn cứ chủ trương của cấp có thẩm quyền, tại bước 1 của quy trình nhân sự theo Điều 21 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, người đứng đầu được giới thiệu nhân sự như sau:
- Trường hợp nhân sự từ nguồn tại chỗ: Người đứng đầu căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và danh sách nhân sự trong quy hoạch lựa chọn, giới thiệu 1 nhân sự cho 1 chức danh để cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét đưa vào danh sách, tiến hành các bước tiếp theo.
- Trường hợp nhân sự từ nguồn ở nơi khác: Người đứng đầu căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ giới thiệu 1 nhân sự cho 1 chức danh để cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét tiến hành quy trình nhân sự.
Đối với giới thiệu nhân sự bầu bổ sung uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ
Khi khuyết số lượng uỷ viên ban thường vụ thì người đứng đầu căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, đề án công tác nhân sự đại hội, danh sách quy hoạch để lựa chọn, giới thiệu nhân sự cho tập thể ban thường vụ xem xét, trình ban chấp hành giới thiệu bổ sung uỷ viên ban thường vụ; nếu nhân sự được ban chấp hành thống nhất giới thiệu thì ban thường vụ trình xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi tiến hành bầu cử.
Đối với bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng cấp dưới trực tiếp
Người đứng đầu được quyền xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng của tổ chức, cơ quan, đơn vị ở cấp hành chính do mình trực tiếp quản lý theo quy định, như sau:
1. Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu, nhiệm vụ, sau khi trao đổi, thống nhất ý kiến với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, người đứng đầu quyết định bổ nhiệm cán bộ.
2. Khi có căn cứ xem xét miễn nhiệm cán bộ theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, người đứng đầu ban hành quyết định miễn nhiệm cán bộ và gửi văn bản đến cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ.
Theo đó, khi thực hiện công tác nhân sự, người đứng đầu phải bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác của nhân sự do mình giới thiệu. Thực hiện nghiêm các quy định về công tác cán bộ, quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
Chịu trách nhiệm về quyết định của mình kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu trong các trường hợp sau:
- Giới thiệu cán bộ để bầu cử, bổ nhiệm thiếu công tâm, khách quan; không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác.
- Miễn nhiệm cán bộ không bảo đảm căn cứ, thủ tục theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?