Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập gồm nội dung gì? Ai có thẩm quyền ban hành quy chế?
Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập gồm nội dung gì?
Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ
1. Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
2. Quy trình kiểm toán nội bộ: quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
3. Trên cơ sở các quy định tại Nghị định này, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
...
Như vậy, quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- Mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác;
- Trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập gồm nội dung gì? Ai có thẩm quyền ban hành quy chế? (hình từ internet)
Ai có thẩm quyền ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập?
Thẩm quyền ban hành quy chế kiểm toán nội bộ được quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ
...
4. Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ là:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Như vậy, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập.
03 nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ là gì?
Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
1. Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.
2. Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
3. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.
Như vậy, công tác kiểm toán nội bộ phải tuân thủ 03 nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.
- Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
- Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.
Mục tiêu của công tác kiểm toán nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Mục tiêu của kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 4 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
Thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung sau đây:
- Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị.
- Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.
- Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xóa nợ tiền thuế là gì? Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt có phải là nội dung quản lý thuế?
- Cách viết báo cáo thành tích cá nhân, tập thể cuối năm 2024 mẫu 02 03? Tải báo cáo thành tích khen thưởng cá nhân, tập thể?
- Trình bày nội dung phấn đấu rèn luyện của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay liên hệ bản thân năm 2024 thế nào?
- Black Friday diễn ra mấy ngày? Thông báo khuyến mãi Black Friday sao cho đúng quy định? Các hình thức khuyến mại?
- Tải về Bảng chuyển đổi giấy phép lái xe Việt Nam sang giấy phép lái xe quốc tế theo quy định hiện nay?