Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản do cơ quan nào quy định?
- Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản do cơ quan nào quy định?
- Kinh phí để lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản khi tổ chức khai thác khoáng sản bị giải thể được lấy từ đâu?
- Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản do cơ quan nào quy định?
Cơ quan quy định Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 158/2016/NĐ-CP như sau:
Thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản, tổ chức thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trước khi quyết định đóng cửa mỏ.
2. Việc thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ khoáng sản thành lập theo thẩm quyền. Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
Thời gian thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ quan quy định về Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản do cơ quan nào quy định? (Hình từ internet)
Kinh phí để lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản khi tổ chức khai thác khoáng sản bị giải thể được lấy từ đâu?
Kinh phí để lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản khi tổ chức khai thác khoáng sản bị giải thể được quy định tại Điều 46 Nghị định 158/2016/NĐ-CP như sau:
Thực hiện và nghiệm thu đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
...
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản bị giải thể, phá sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác lựa chọn đơn vị có đủ năng lực để lập và tổ chức thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thông qua hình thức đấu thầu. Trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác chỉ định đơn vị thực hiện.
Trường hợp đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã phê duyệt, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã huy động tối đa vốn, thiết bị, công nghệ sẵn có mà không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hạng mục công trình trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thì cơ quan đã phê duyệt đề án lựa chọn đơn vị theo hình thức nêu trên để thực hiện.
3. Kinh phí để lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản quy định tại Khoản 2 Điều này được lấy từ tiền đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân được phép khai thác tính đến thời điểm lập Đề án đóng cửa mỏ. Trường hợp không đủ kinh phí để thực hiện theo dự toán, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản được khai thác bổ sung dự toán chi ngân sách trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì kinh phí để lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản khi tổ chức khai thác khoáng sản bị giải thể được lấy từ tiền đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức được phép khai thác tính đến thời điểm lập đề án đóng cửa mỏ.
Trường hợp không đủ kinh phí để thực hiện theo dự toán, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản được khai thác bổ sung dự toán chi ngân sách trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 47 Nghị định 158/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 22/2023/NĐ-CP như sau:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản quy định như sau:
1. Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản; hồ sơ đăng ký khu vực, khối lượng khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích xây dựng dự án công trình, bao gồm cả hồ sơ đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch; hồ sơ phê duyệt, công nhận, xác nhận trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài Nguyên và Môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 16 ngày nghỉ hằng năm theo hợp đồng lao động 12 tháng áp dụng đối với người lao động thuộc đối tượng nào?
- Nội dung chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng gồm những gì? Cơ sở xác định đơn giá xây dựng chi tiết của công trình là gì?
- Người chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi? Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi nào?
- Lỗi không gương xe ô tô phạt bao nhiêu năm 2025? Quy định về lắp gương chiếu hậu xe ô tô năm 2025 ra sao?
- Chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số thuê bao viễn thông theo Nghị định 163 như thế nào?