Quy chế hoạt động của các sàn thương mại điện tử theo quy định pháp luật phải được thể hiện ở đâu?
- Quy chế hoạt động của các sàn thương mại điện tử theo quy định pháp luật phải được thể hiện ở đâu?
- Khi có sự thay đổi về nội dung trong quy chế hoạt động thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử phải thông báo cho ai?
- Các sàn thương mại điện tử hiện nay được hoạt động dưới những hình thức nào?
Quy chế hoạt động của các sàn thương mại điện tử theo quy định pháp luật phải được thể hiện ở đâu?
Sàn thương mại điện tử hay còn gọi là sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 17 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, và đIểm b khoản 17 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) như sau:
Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử
1. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử phải được thể hiện trên trang chủ của website.
2. Quy chế hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử phải bao gồm các nội dung sau:
a) Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
b) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
c) Nếu sàn giao dịch thương mại điện tử có kết hợp nhiều hình thức hoạt động khác nhau, mô tả quy trình giao dịch đối với từng hình thức tổ chức hoạt động này, bao gồm quy trình giao nhận hàng hóa (nếu có);
d) Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử, trường hợp một giao dịch có nhiều hơn 02 bên tham gia thì phải phân định rõ trách nhiệm giữa các bên bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ;
...
Như vậy, theo quy định, quy chế hoạt động của các sàn thương mại điện tử theo quy định pháp luật phải được thể hiện trên trang chủ của website.
Quy chế hoạt động của các sàn thương mại điện tử theo quy định pháp luật phải được thể hiện ở đâu? (Hình từ Internet)
Khi có sự thay đổi về nội dung trong quy chế hoạt động thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử phải thông báo cho ai?
Trường hợp có sự thay đổi về nội dung trong quy chế hoạt động được quy định tại khoản 3 Điều 38 Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 17 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP và điểm b khoản 17 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) như sau:
Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử
...
m) Phân định trách nhiệm về cung cấp chứng từ hàng hóa giữa người bán, bên cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử và bên cung cấp dịch vụ logistics trong trường hợp có giao kết sử dụng dịch vụ logistics của bên thứ ba;
n) Quy trình phối hợp với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
o) Chính sách áp dụng chung cho các giao dịch trên sàn liên quan đến vấn đề kiểm hàng, chính sách đổi trả, chính sách hoàn tiền (bao gồm những trường hợp hoàn tiền, quy trình và phương thức hoàn tiền cho khách hàng) trong trường hợp sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến.
3. Khi có thay đổi về một trong các nội dung nêu tại Khoản 2 Điều này, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải thông báo cho tất cả các đối tượng sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử ít nhất 5 ngày trước khi áp dụng những thay đổi đó.
Như vậy, theo quy định, khi có sự thay đổi về nội dung trong quy chế hoạt động thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử phải thông báo cho tất cả các đối tượng sử dụng dịch vụ sàn thương mại điện tử ít nhất 5 ngày trước khi áp dụng những thay đổi đó.
Các sàn thương mại điện tử hiện nay được hoạt động dưới những hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) quy định, các sàn thương mại điện tử hiện nay được hoạt động dưới những hình thức sau đây:
(1) Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
(2) Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng;
(3) Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;
(4) Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định tại các mục (1), (2), (3) nêu trên và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?