Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương có trách nhiệm gì? Quỹ ở trung ương được chi cho các hoạt động nào?
Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Tên gọi của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Quỹ ở trung ương là Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Việt Nam (sau đây gọi là Quỹ trung ương);
b) Quỹ cấp tỉnh là “Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tĩnh [tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” (sau đây gọi là Quỹ cấp tỉnh).
2. Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ bao gồm:
a) Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Ban Kiểm soát Quỹ;
c) Cơ quan điều hành Quỹ.
3. Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ và Cơ quan điều hành Quỹ được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ do cơ quan thành lập Quỹ ban hành.
Theo quy định này, bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương bao gồm:
- Hội đồng quản lý Quỹ ở trung ương;
- Ban Kiểm soát Quỹ ở trung ương;
- Cơ quan điều hành Quỹ ở trung ương.
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (hình từ Internet)
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ chế hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Quỹ trung ương có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí do Quỹ trung ương hỗ trợ;
c) Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý và hoạt động của Quỹ;
d) Hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng thông qua các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án (nếu có).
3. Quỹ cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho Quỹ cộng đồng thông qua các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án;
c) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ trung ương (nếu có);
d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ trung ương đối với nguồn vốn do Quỹ trung ương hỗ trợ;
đ) Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng tài chính cho Quỹ trung ương định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo đó, Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương có trách nhiệm sau:
- Quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
- Hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho Quỹ cộng đồng thông qua các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án;
- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ trung ương (nếu có);
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ trung ương đối với nguồn vốn do Quỹ trung ương hỗ trợ;
- Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng tài chính cho Quỹ trung ương định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được chi cho các hoạt động nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
...
2. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được chi cho các hoạt động chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục; phổ biến, nhân rộng các điển hình về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên phạm vi toàn quốc;
b) Phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế bền vững trên phạm vi toàn quốc;
c) Thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án khác do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủy thác trên phạm vi toàn quốc;
d) Hoạt động bộ máy, chuyên môn nghiệp vụ của Quỹ theo quy định hiện hành;
đ) Hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng.
...
Như vậy, Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được chi cho các hoạt động chủ yếu sau:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục; phổ biến, nhân rộng các điển hình về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên phạm vi toàn quốc;
- Phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế bền vững trên phạm vi toàn quốc;
- Thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án khác do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủy thác trên phạm vi toàn quốc;
- Hoạt động bộ máy, chuyên môn nghiệp vụ của Quỹ theo quy định hiện hành;
- Hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?