Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có phải được hình thành từ khoản tài trợ của cá nhân nước ngoài không?
- Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có phải được hình thành từ khoản tài trợ của cá nhân nước ngoài không?
- Việc vận động, tiếp nhận và quản lý nguồn tài trợ của cá nhân ngoài nước có phải là nhiệm vụ của quỹ bảo vệ và quản lý nguồn lợi thuỷ sản không?
- Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có tư cách pháp nhân hay không?
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có phải được hình thành từ khoản tài trợ của cá nhân nước ngoài không?
Căn cứ khoản 4 Điều 21 Luật Thủy sản 2017 quy định về nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như sau:
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
...
4. Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Tiền đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;
b) Tài trợ, từ thiện, vốn nhận ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bao gồm:
- Tiền đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;
- Tài trợ, từ thiện, vốn nhận ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được hình thành từ các nguồn nói trên, bao gồm khoản tài trợ từ cá nhân nước ngoài.
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có phải được hình thành từ khoản tài trợ từ cá nhân nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Việc vận động, tiếp nhận và quản lý nguồn tài trợ của cá nhân ngoài nước có phải là nhiệm vụ của quỹ bảo vệ và quản lý nguồn lợi thuỷ sản không?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có chức năng hỗ trợ cho các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án về lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản không nằm trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.
2. Nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bao gồm:
a) Vận động, tiếp nhận và quản lý nguồn đóng góp tự nguyện, tài trợ, từ thiện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
b) Tổ chức thẩm định, quyết định hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu kết quả chương trình, dự án, hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
c) Thực hiện quy định về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán theo Luật ngân sách; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Theo quy định, nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bao gồm:
- Vận động, tiếp nhận và quản lý nguồn đóng góp tự nguyện, tài trợ, từ thiện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
- Tổ chức thẩm định, quyết định hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu kết quả chương trình, dự án, hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
- Thực hiện quy định về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán theo Luật ngân sách; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Như vậy, việc vận động, tiếp nhận và quản lý nguồn tài trợ của cá nhân ngoài nước được xem là một trong các nhiệm vụ của quỹ bảo vệ và quản lý nguồn lợi thuỷ sản.
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có tư cách pháp nhân hay không?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ chế hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Quỹ trung ương có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí do Quỹ trung ương hỗ trợ;
c) Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý và hoạt động của Quỹ;
d) Hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng thông qua các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định trên, Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?