Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được áp dụng những biện pháp xử lý rủi ro nào khi Chủ đầu tư dự án BVMT không trả được nợ gốc và lãi đúng thời hạn?
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được áp dụng những biện pháp xử lý rủi ro nào khi Chủ đầu tư dự án BVMT không trả được nợ gốc và lãi đúng thời hạn?
- Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gia hạn nợ vay trong trường hợp nào?
- Hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gia hạn nợ vay gồm những gì?
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được áp dụng những biện pháp xử lý rủi ro nào khi Chủ đầu tư dự án BVMT không trả được nợ gốc và lãi đúng thời hạn?
Các biện pháp xử lý rủi ro được quy định tại Điều 21 Thông tư 03/2017/TT-BTNMT như sau:
Xử lý rủi ro
1. Biện pháp xử lý rủi ro
Trường hợp Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường không thể trả được nợ gốc và lãi theo thời hạn quy định trong Hợp đồng tín dụng đầu tư bảo vệ môi trường, Quỹ BVMTVN áp dụng các biện pháp xử lý gồm: điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ vay; khoanh nợ; xóa nợ.
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Chủ đầu tư không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng và Quỹ BVMTVN đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo, thì Quỹ BVMTVN xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay;
b) Gia hạn nợ vay: Chủ đầu tư không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng và được Quỹ BVMTVN đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì Quỹ BVMTVN xem xét cho gia hạn nợ. Trong thời gian gia hạn nợ, Chủ đầu tư vẫn phải trả lãi tiền vay. Thời gian gia hạn nợ tối đa không quá 1/2 thời gian cho vay;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường không thể trả được nợ gốc và lãi đúng thời hạn thì Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro sau đây:
(1) Điều chỉnh kỳ hạn,
(2) Gia hạn nợ vay;
(3) Khoanh nợ;
(4) Xóa nợ.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được áp dụng những biện pháp xử lý rủi ro nào khi Chủ đầu tư dự án BVMT không trả được nợ gốc và lãi đúng thời hạn? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gia hạn nợ vay trong trường hợp nào?
Trường hợp gia hạn nợ vay được quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 03/2017/TT-BTNMT như sau:
Xử lý rủi ro
1. Biện pháp xử lý rủi ro
Trường hợp Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường không thể trả được nợ gốc và lãi theo thời hạn quy định trong Hợp đồng tín dụng đầu tư bảo vệ môi trường, Quỹ BVMTVN áp dụng các biện pháp xử lý gồm: điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ vay; khoanh nợ; xóa nợ.
...
b) Gia hạn nợ vay: Chủ đầu tư không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng và được Quỹ BVMTVN đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì Quỹ BVMTVN xem xét cho gia hạn nợ. Trong thời gian gia hạn nợ, Chủ đầu tư vẫn phải trả lãi tiền vay. Thời gian gia hạn nợ tối đa không quá 1/2 thời gian cho vay;
c) Khoanh nợ: Chủ đầu tư được xem xét khoanh nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
...
Như vậy, theo quy định, chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gia hạn nợ vay trong trường chủ đầu tư không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng và được Quỹ đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay.
Lưu ý: Trong thời gian gia hạn nợ, Chủ đầu tư vẫn phải trả lãi tiền vay. Thời gian gia hạn nợ tối đa không quá 1/2 thời gian cho vay.
Hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gia hạn nợ vay gồm những gì?
Hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp gia hạn nợ được quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 03/2017/TT-BTNMT như sau:
Xử lý rủi ro
...
3. Hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp gia hạn nợ, khoanh nợ
Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Quỹ BVMTVN 01 bộ Hồ sơ gồm:
a) 01 đơn đề nghị gia hạn nợ, khoanh nợ nêu rõ nguyên nhân gây thiệt hại; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; khả năng trả nợ; số tiền dư nợ gốc và lãi còn phải trả Quỹ BVMTVN; số tiền đề nghị gia hạn nợ, khoanh nợ;
b) 01 Biên bản xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản do Chủ đầu tư lập có xác nhận của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền;
c) 01 Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất (trường hợp pháp nhân);
d) 01 Phương án khôi phục sản xuất, kinh doanh.
4. Hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp xóa nợ
Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Quỹ BVMTVN 01 bộ hồ sơ gồm:
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gia hạn nợ vay gồm:
(1) 01 đơn đề nghị gia hạn nợ nêu rõ:
- Nguyên nhân gây thiệt hại;
- Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản;
- Khả năng trả nợ;
- Số tiền dư nợ gốc và lãi còn phải trả Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
- Số tiền đề nghị gia hạn nợ;
(2) 01 Biên bản xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản do Chủ đầu tư lập có xác nhận của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền;
(3) 01 Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất (trường hợp pháp nhân);
(3) 01 Phương án khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?