Quỹ bảo toàn được sử dụng để cho vay quỹ tín dụng nhân dân trong các trường hợp nào theo quy định?
Quỹ bảo toàn được sử dụng để cho vay quỹ tín dụng nhân dân trong các trường hợp nào theo quy định?
Theo Điều 27 Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định về sử dụng Quỹ bảo toàn như sau:
Sử dụng Quỹ bảo toàn
1. Quỹ bảo toàn được sử dụng để cho vay quỹ tín dụng nhân dân trong các trường hợp sau:
a) Cho vay quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn về tài chính, khó khăn chi trả để có thể khắc phục trở lại hoạt động bình thường;
b) Cho vay quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Cho vay quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 171 Luật Các tổ chức tín dụng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
2. Trên cơ sở đảm bảo an toàn nguồn vốn và đáp ứng yêu cầu cho vay hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân, nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ bảo toàn được:
a) Gửi tại ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng thương mại theo quy định tại Quy chế quản lư và sử dụng Quỹ bảo toàn;
b) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, Quỹ bảo toàn được sử dụng để cho vay quỹ tín dụng nhân dân trong các trường hợp sau:
- Cho vay quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn về tài chính, khó khăn chi trả để có thể khắc phục trở lại hoạt động bình thường;
- Cho vay quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Cho vay quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 171 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Quỹ bảo toàn được sử dụng để cho vay quỹ tín dụng nhân dân trong các trường hợp nào theo quy định? (hình từ internet)
Những nội dung tối thiểu mà quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn phải có là gì?
Theo Điều 26 Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Quản lý Quỹ bảo toàn
1. Quỹ bảo toàn được quản lý, sử dụng trong toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn do ngân hàng hợp tác xã xây dựng, ban hành và được Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã thông qua. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn phải được Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã thông qua.
Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) quy chế và nội dung sửa đổi, bổ sung để Ngân hàng Nhà nước thực hiện công tác thanh tra, giám sát.
2. Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn tối thiểu phải có các nội dung sau:
a) Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo toàn theo quy định tại Điều 24 và Điều 27 Thông tư này;
b) Các quy định cụ thể về việc sử dụng Quỹ bảo toàn, trong đó:
(i) Các trường hợp cho vay hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư này;
(ii) Trình tự, hồ sơ đề nghị cho vay hỗ trợ;
(iii) Mức cho vay hỗ trợ; thời hạn cho vay hỗ trợ; lãi suất cho vay hỗ trợ; các cam kết khi nhận cho vay hỗ trợ (bao gồm cả trường hợp cho vay theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 159 và điểm c khoản 2 Điều 171 Luật Các tổ chức tín dụng);
c) Cơ chế giải ngân nguồn vốn cho vay hỗ trợ;
d) Các biện pháp theo dõi; cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của quỹ tín dụng nhân dân được hỗ trợ;
đ) Các trường hợp miễn, giảm phí tham gia vào Quỹ bảo toàn;
e) Nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay hỗ trợ không thu hồi được vốn;
g) Việc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ bảo toàn;
h) Cơ chế thu, chi tài chính phục vụ cho hoạt động của Quỹ bảo toàn theo quy định của pháp luật có liên quan;
i) Quy định chế độ báo cáo của các quỹ tín dụng nhân dân được vay hỗ trợ.
Như vậy, quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn tối thiểu phải có các nội dung sau:
- Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo toàn theo quy định tại Điều 24 Thông tư 27/2024/TT-NHNN và Điều 27 Thông tư 27/2024/TT-NHNN;
- Các quy định cụ thể về việc sử dụng Quỹ bảo toàn, trong đó:
+ Các trường hợp cho vay hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 27/2024/TT-NHNN;
+ Trình tự, hồ sơ đề nghị cho vay hỗ trợ;
+ Mức cho vay hỗ trợ; thời hạn cho vay hỗ trợ; lãi suất cho vay hỗ trợ; các cam kết khi nhận cho vay hỗ trợ (bao gồm cả trường hợp cho vay theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và điểm c khoản 2 Điều 171 Luật Các tổ chức tín dụng 2024);
- Cơ chế giải ngân nguồn vốn cho vay hỗ trợ;
- Các biện pháp theo dõi; cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của quỹ tín dụng nhân dân được hỗ trợ;
- Các trường hợp miễn, giảm phí tham gia vào Quỹ bảo toàn;
- Nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay hỗ trợ không thu hồi được vốn;
- Việc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ bảo toàn;
- Cơ chế thu, chi tài chính phục vụ cho hoạt động của Quỹ bảo toàn theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Quy định chế độ báo cáo của các quỹ tín dụng nhân dân được vay hỗ trợ.
Qũy tín dụng nhân dân có trách nhiệm gì khi tham gia Quỹ bảo toàn?
Theo Điều 31 Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân khi tham gia Quỹ bảo toàn như sau:
- Tính, nộp đúng hạn và đầy đủ phí tham gia vào Quỹ bảo toàn.
- Thực hiện nghiêm túc Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Sử dụng đúng mục đích khoản vay hỗ trợ từ Quỹ bảo toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?