Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xem xét xử lý tài sản bảo đảm cho những đối tượng nào? Điều kiện để được xem xét là gì?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xem xét xử lý tài sản bảo đảm cho những đối tượng nào?
- Điều kiện để được Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xem xét xử lý tài sản bảo đảm là gì?
- Phần chênh lệch giữa số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm và giá trị sổ sách của khoản nợ được xử lý như thế nào?
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xem xét xử lý tài sản bảo đảm cho những đối tượng nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định như sau:
Xử lý tài sản bảo đảm
1. Đối tượng xem xét: Khách hàng gặp rủi ro do một trong các trường hợp quy định tại Điều 7 Thông tư này hoặc theo thỏa thuận giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng với khách hàng tại Hợp đồng nhận nợ bắt buộc và bên bảo đảm tại Hợp đồng bảo đảm khoản nhận nợ bắt buộc đã ký (nếu có).
...
Và căn cứ theo Điều 7 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định như sau:
Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro
1. Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
...
3. Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
4. Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
...
Theo đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xem xét xử lý tài sản bảo đảm cho những đối tượng như quy định trên.
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Hình từ Internet)
Điều kiện để được Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xem xét xử lý tài sản bảo đảm là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định như sau:
Xử lý tài sản bảo đảm
...
2. Điều kiện xem xét: Quỹ bảo lãnh tín dụng được xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ khi:
a) Đối tượng xem xét được quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khoản nợ của khách hàng đã được cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ lãi hoặc chưa được cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ lãi nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định, đánh giá nếu áp dụng biện pháp cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ lãi thì khách hàng cũng không trả được nợ gốc cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng cam kết.
...
Như vậy, điều kiện để được Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xem xét xử lý tài sản bảo đảm là:
- Đối tượng xem xét được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
- Khoản nợ của khách hàng đã được cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ lãi hoặc chưa được cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ lãi nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định, đánh giá nếu áp dụng biện pháp cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ lãi thì khách hàng cũng không trả được nợ gốc cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng cam kết.
Phần chênh lệch giữa số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm và giá trị sổ sách của khoản nợ được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định như sau:
Xử lý tài sản bảo đảm
...
3. Xử lý phần chênh lệch giữa số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm và giá trị sổ sách của khoản nợ (sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật):
a) Trường hợp số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm cao hơn giá trị sổ sách của khoản nợ: Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện xử lý đối với số dư theo thỏa thuận giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng với khách hàng tại Hợp đồng nhận nợ bắt buộc và bên bảo đảm tại Hợp đồng bảo đảm khoản nhận nợ bắt buộc đã ký (nếu có);
b) Trường hợp số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ: Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm tiếp tục theo dõi, thu hồi đối với phần nợ còn lại (gốc, lãi) theo chế độ quy định hoặc xem xét áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro khác theo quy định tại Thông tư này.
4. Trong trường hợp tài sản bảo đảm chung cho khoản vay và khoản được bảo lãnh, việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và bên nhận bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Như vậy, phần chênh lệch giữa số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm và giá trị sổ sách của khoản nợ được xử lý như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?