Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để xử lý rủi ro đối với biện pháp xóa nợ gốc, bán nợ không?
- Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh được hiểu như thế nào?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để xử lý rủi ro không?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh nhưng không đủ bù đắp những rủi ro thì xử lý như thế nào?
Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 20 Điều 3 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định như sau:
Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh là quỹ dự phòng rủi ro trích lập theo quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh là quỹ dự phòng rủi ro trích lập theo quy định tại Nghị định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để xử lý rủi ro không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định như sau:
Sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng được sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để xử lý rủi ro đối với biện pháp xóa nợ gốc, bán nợ (trong trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị sổ sách phần nợ gốc của khoản nợ) theo quy định tại Thông tư này.
...
Theo đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để xử lý rủi ro đối với biện pháp xóa nợ gốc, bán nợ trong trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị sổ sách phần nợ gốc của khoản nợ.
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Hình từ Internet)
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh nhưng không đủ bù đắp những rủi ro thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định như sau:
Sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh
...
2. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh không đủ bù đắp những rủi ro từ các khoản nợ của khách hàng phát sinh trong năm thì sẽ xem xét lấy từ nguồn Quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh và Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp những rủi ro từ các khoản nợ của khách hàng phát sinh trong năm thì Quỹ bảo lãnh tín dụng báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối từ nguồn ngân sách địa phương, cấp bổ sung Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để xử lý rủi ro phát sinh theo đúng quy định của pháp luật.
Và căn cứ theo khoản 3 Điều 43 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kết quả tài chính và phân phối kết quả tài chính
...
3. Mục đích sử dụng của các Quỹ
a) Quỹ đầu tư phát triển được dùng để bổ sung vốn điều lệ và thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
b) Quỹ dự phòng tài chính được dùng theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong hoạt động;
- Xử lý rủi ro bảo lãnh tín dụng sau khi đã sử dụng hết quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh được trích lập từ chi phí theo quyết định của Chủ tịch Quỹ trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng;
c) Quỹ thưởng người quản lý:
- Được dùng để thưởng cho Chủ tịch, Kiểm soát viên, Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ bảo lãnh tín dụng như đối với Công ty trách nhiệm hữu một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Mức thưởng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng;
d) Quỹ khen thưởng được dùng để thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho cá nhân, tập thể của Quỹ bảo lãnh tín dụng có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng; thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài Quỹ bảo lãnh tín dụng tham gia đóng góp hiệu quả vào quá trình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
đ) Quỹ phúc lợi được sử dụng để chi cho các hoạt động thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ của Quỹ bảo lãnh tín dụng; chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng; chi đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Chủ tịch, Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng phối hợp với Công đoàn của Quỹ bảo lãnh tín dụng quản lý, sử dụng quỹ này công khai, minh bạch.
...
Như vậy trong trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh không đủ bù đắp những rủi ro từ các khoản nợ của khách hàng phát sinh trong năm thì sẽ xem xét lấy từ nguồn Quỹ dự phòng tài chính theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?