Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ mấy? Ai có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh?

Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ mấy? Ai có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh? Đề nghị xây dựng luật của đại biểu Quốc hội được lập dựa trên các căn cứ nào? - Câu hỏi của anh Phan Quân đến từ Quảng Trị

Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ mấy?

Căn cứ vào Điều 31 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như sau:

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
1. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng hằng năm trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
2. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ nhất của năm trước.

Như vậy, Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ nhất của năm trước.

Ai có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh?

Ai có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh? (Hình từ Internet)

Ai có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh?

Căn cứ vào Điều 32 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh như sau:

Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;
c) Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội cũng có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo khoản 2 Điều 33 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Đề nghị xây dựng luật của đại biểu Quốc hội được lập dựa trên các căn cứ nào?

Căn cứ vào Điều 33 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:

Kiến nghị về luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh. Việc kiến nghị về luật, pháp lệnh phải căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh được lập theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này.
3. Đại biểu Quốc hội có quyền tự mình hoặc đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp hỗ trợ trong việc lập văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
4. Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh, quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội được lập dựa trên các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:

- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;

- Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;

- Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Xây dựng luật
Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật Dầu khí 2022: 07 hành vi bị nghiêm cấm trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí? Khi nào Luật Dầu khí 2022 có hiệu lực?
Pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là thông tin phải được công khai rộng rãi đúng không? Công khai theo hình thức nào?
Pháp luật
Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thế nào?
Pháp luật
Quốc hội đồng ý cho phép 4 Luật nào có hiệu lực sớm từ 1/8/2024 thay vì 1/7/2024 và 1/1/2025 (Dự kiến)?
Pháp luật
Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được ban hành nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Bộ luật Lao động mới nhất 2024 và tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động mới nhất ra sao?
Pháp luật
Luật cư trú mới nhất 2024 ra sao? Tổng hợp toàn bộ văn bản hướng dẫn Luật Cư trú mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Đánh giá tác động của chính sách là gì? Tải Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới nhất?
Pháp luật
Chủ tịch nước ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của Chủ tịch nước như thế nào?
Pháp luật
Áp dụng pháp luật là gì theo quy định hiện hành? Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xây dựng luật
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
2,896 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xây dựng luật Văn bản quy phạm pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào