Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ nào? Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
- Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ nào?
- Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
- Trình tự bỏ phiếu tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp được quy định như thế nào?
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về lấy phiếu tín nhiệm như sau:
Lấy phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
...
Theo đó, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ được quy định tại khoản 1 Điều 18 nêu trên.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Kỳ họp Quốc hội (Hình từ Internet)
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 18 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về lấy phiếu tín nhiệm như sau:
Lấy phiếu tín nhiệm
...
2. Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm;
b) Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
3. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
4. Ngoài quy định tại Điều này, thời hạn, thời điểm, quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội.
Theo đó, quy trình lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 18 nêu trên. Thời hạn, thời điểm, quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội.
Trình tự bỏ phiếu tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về bỏ phiếu tín nhiệm như sau:
Bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;
b) Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội theo quy định tại Điều 33 của Luật tổ chức Quốc hội;
c) Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
d) Người được lấy phiếu tín nhiệm mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
2. Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm;
b) Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm trình bày ý kiến của mình;
c) Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
đ) Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thông qua nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm.
3. Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá không tín nhiệm thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức đối với người đó.
...
Theo đó, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.theo trình tự được quy định tại khoản 2 Điều 19 nêu trên.
Trường hợp người này được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá không tín nhiệm thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức đối với người đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?