Quốc hội bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của ai? Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi được bầu thì có phải tuyên thệ nhậm chức không?
Quốc hội bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của ai?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước như sau:
Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
3. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
5. Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.
6. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
7. Ngoài những người do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này đề nghị, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người ứng cử để bầu vào chức danh quy định tại Điều này trong trường hợp đại biểu Quốc hội ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử.
8. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Như vậy, Quốc hội bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Quốc hội bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của ai? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi được bầu thì có phải tuyên thệ nhậm chức không?
Người phải tuyên thệ nhậm chức được căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Lễ tuyên thệ
1. Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
...
Từ quy định trên thì trong bộ máy nhà nước ta chỉ có 04 chức danh phải tuyên thệ sau khi nhận chức đó là Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Vì vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không tuyên thệ sau khi nhậm chức.
Trước đây, căn cứ vào Điều 29 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Tuyên thệ
1. Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao. Người tuyên thệ phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ. Thời gian tuyên thệ không quá 03 phút.
Từ quy định trên thì trong bộ máy nhà nước ta chỉ có 04 chức danh phải tuyên thệ sau khi nhận chức đó là Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Vì vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không tuyên thệ sau khi nhậm chức.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bầu theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bầu theo trình tự 14 bước sau đây:
- Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch nước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
- Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
- Quốc hội bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Quốc hội thảo luận.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thuý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Trước đây, căn cứ vào Điều 33 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) quy định trình tự bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Bước 1: Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
Bước 2: Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch nước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
Bước 3: Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
Bước 4: Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Bước 5: Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.
Bước 6: Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Bước 7: Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
Bước 8: Quốc hội bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Bước 9: Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
Bước 10: Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bầu theo trình tự nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?