Quốc gia nào có chung biên giới với Việt Nam? Xuất nhập cảnh người và phương tiện của nước có chung biên giới với Việt Nam như thế nào?
- Thực hiện xuất nhập cảnh người và phương tiện của nước có chung biên giới với Việt Nam như thế nào thì đúng luật?
- Quốc gia nào có chung biên giới với Việt Nam?
- Có những hình thức thỏa thuận nào trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân hoặc cá nhân của nước có chung biên giới?
Thực hiện xuất nhập cảnh người và phương tiện của nước có chung biên giới với Việt Nam như thế nào thì đúng luật?
Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định việc xuất nhập cảnh người và phương tiện của nước có chung biên giới như sau:
- Công dân nước có chung biên giới là chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải hàng hóa của nước có chung biên giới được theo phương tiện vận tải hàng hóa đi qua các cửa khẩu, lối mở biên giới quy định tại Nghị định 14/2018/NĐ-CP để vào các điểm giao, nhận hàng hóa bằng một trong các giấy tờ sau:
+ Hộ chiếu, Hộ chiếu thuyền viên, Giấy Chứng minh nhân dân (áp dụng đối với cư dân biên giới trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia)
+ Hoặc Giấy Thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung biên giới cấp
+ Hoặc giấy tờ qua lại biên giới khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
- Phương tiện vận tải hàng hóa của nước có chung biên giới được qua các cửa khẩu biên giới theo quy định của Nghị định này để vào các điểm giao, nhận hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại khu vực biên giới.
- Phương tiện và công dân của nước có chung biên giới là người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa và chủ thể kinh doanh của nước có chung biên giới khi ra, vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam để vận chuyển hàng hóa phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
- Khi có nhu cầu ra khỏi phạm vi chợ biên giới để vào trong nội địa Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh cho người và phương tiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
- Phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới của Việt Nam để giao nhận hàng hóa sau đó quay về nước ngay trong ngày và phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới trong ngày không phải kê khai tờ khai hải quan và nộp hồ sơ phương tiện nhưng phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
- Việc quản lý phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới của Việt Nam để giao nhận hàng hóa ngay tại khu vực cửa khẩu sau đó quay lại trong ngày và phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại biên giới thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Trường hợp người và phương tiện của nước có chung biên giới có nhu cầu đi vào các địa điểm khác ngoài khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới để giao nhận hàng hóa thì phải thực hiện theo các quy định của Hiệp định, Nghị định thư và các văn bản thỏa thuận khác đã ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước có chung biên giới về xuất nhập cảnh và vận tải hàng hóa.
Quốc gia nào có chung biên giới với Việt Nam? Thực hiện xuất nhập cảnh người và phương tiện của nước có chung biên giới với Việt Nam như thế nào thì đúng luật? (Hình từ Internet)
Quốc gia nào có chung biên giới với Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Nước có chung biên giới là nước có chung đường biên giới đất liền với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia.
...
Như vậy theo quy định trên có 03 quốc gia có chung biên giới với Việt Nam, cụ thể:
- Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
- Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Vương quốc Cam-pu-chia.
Có những hình thức thỏa thuận nào trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân hoặc cá nhân của nước có chung biên giới?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức thỏa thuận trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân
1. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân hoặc cá nhân của nước có chung biên giới bằng một trong các hình thức sau:
a) Hợp đồng bằng văn bản.
b) Trường hợp không xác lập hợp đồng bằng văn bản thì thương nhân phải lập bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới. Thương nhân Việt Nam ký tên, đóng dấu và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của bảng kê, có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng.
2. Bảng kê mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên hình thức thỏa thuận nào trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân hoặc cá nhân của nước có chung biên giới bao gồm:
- Hợp đồng bằng văn bản.
- Trường hợp không xác lập hợp đồng bằng văn bản thì thương nhân phải lập bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới. Thương nhân Việt Nam ký tên, đóng dấu và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của bảng kê, có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?