Quên mang thẻ bảo hiểm y tế khi đi sinh con nhưng có tham gia bảo hiểm y tế đầy đủ thì có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định không?

Cho tôi hỏi con dâu tôi không mang theo thẻ bảo hiểm y tế khi từ quê lên Sài Gòn chơi. Trong lúc đi chơi cháu trở dạ và sinh tại bệnh viện Từ Dũ. Được xuất viện cháu cầm toàn bộ giấy tờ được bệnh viện đưa mang về thì có được thanh toán tiền bảo hiểm y tế không? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại cơ sở nào?

Căn cứ khoản 17 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là cơ sở y tế theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh có ký kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức bảo hiểm y tế.

Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện như thế nào?

Việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT như sau:

* Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện

Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

* Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương

- Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này trong các trường hợp sau đây:

+ Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8, khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác trong các trường hợp sau đây:

+ Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn số 52 HD/BTCTW ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 5 (trừ Khoản 4) và các khoản 1,2 và 4 Điều 6 Thông tư này;

+ Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 Thông tư này;

+ Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5, các khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư này;

+ Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này;

+ Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 9 Điều 5, Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.

- Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuận lợi nhất trên đất liền nếu trên các xã đảo, huyện đảo không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 Thông tư này.

Ta thấy, việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được phân thành hai thủ tục là đăng ký theo tuyến xã, tuyến huyện và đăng ký theo tuyến tỉnh, tuyến trung ương. Theo đó, việc đăng ký này phải đáp ứng điều kiện tương ứng với từng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

Quên mang thẻ bảo hiểm y tế có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?

Quên mang thẻ bảo hiểm y tế có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?

Khám bệnh, chữa bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế có được không?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

Và tại khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định:

Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh khi ra viện các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 28, 29 và 30 Nghị định này.

Bên cạnh đó, tại Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp, như sau:

- Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:

+ Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.

+ Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.

- Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.

Về hồ sơ nộp hồ sơ, giải quyết thanh toán trực tiếp, quy định tại Điều 29 Nghị định này:

- Người bệnh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật của người bệnh trực tiếp nộp hồ sơ quy định tại Điều 28 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.

- Bảo hiểm xã hội cấp huyện có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán của người bệnh và lập giấy biên nhận hồ sơ. Những hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bổ sung đầy đủ;

+ Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán phải hoàn thành việc giám định bảo hiểm y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp. Trường hợp không thanh toán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, trường hợp quên mang thẻ bảo hiểm khi sinh con nếu thuộc trường hợp cấp cứu thì được xuất trình các giấy tờ theo quy định nêu trên khi ra viện. Nếu không thuộc trường hợp cấp cứu thì khi đến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế có thể thực hiện nộp hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm xã hội để được giải quyết thanh toán trực tiếp. Tuy nhiên, cần lưu ý tới mức hưởng đối với trường hợp trái tuyến.

Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
4,700 lượt xem
Chế độ bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế Tải trọn bộ các văn bản quy định về Bảo hiểm y tế hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công văn 252 thực hiện Thông tư 01 2025 TT BYT về giấy hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế?
Pháp luật
Mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của thân nhân của người có công với cách mạng là 95% hay 100% theo quy định?
Pháp luật
Mức hưởng bảo hiểm y tế 2025 chính thức theo Nghị định 02/2025/NĐ-CP? Giấy hẹn khám lại sử dụng đến khi nào?
Pháp luật
Thông tư 01/2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế mới nhất thế nào? Toàn bộ Thông tư 01/2025 ra sao?
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế 2025? Tải Nghị định 02/2025/NĐ-CP pdf ở đâu?
Pháp luật
Từ 01/7/2025, trường hợp cấp cứu để được hưởng Bảo hiểm y tế cần xuất trình những giấy tờ gì?
Pháp luật
Cựu chiến binh có được lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu hay không? Những cựu chiến binh nào được nhà nước chi trả bảo hiểm y tế?
Pháp luật
Vợ của liệt sĩ có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí không? Nếu có thì hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm những gì?
Pháp luật
Thân nhân liệt sỹ khám chữa bệnh trái tuyến không có giấy chuyển tuyến được không? Các trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm y tế?
Pháp luật
Khám lại theo yêu cầu điều trị, có giấy hẹn khám lại? Mẫu giấy hẹn khám lại bảo hiểm y tế mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế độ bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế độ bảo hiểm y tế Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào