Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
Queen never cry là gì?
"Queen Never Cry" tạm dịch là "Nữ hoàng không bao giờ khóc". Cụm từ này xuất phát từ bộ truyện webtoon Hàn Quốc có tên The Ki Sister (Chị em nhà Ki). Trong truyện, một em bé vừa sinh ra đã ngừng khóc ngay lập tức khi được mẹ thì thầm vào tai rằng "Queen Never Cry". Câu nói này phản ánh hình ảnh một nữ hoàng mạnh mẽ, uy quyền, không để lộ cảm xúc yếu đuối, và nó nhanh chóng trở thành một meme phổ biến.
Meme "Queen Never Cry" trở thành biểu tượng cho sự mạnh mẽ, kiên cường và khả năng kiểm soát cảm xúc. Nó truyền tải thông điệp rằng, dù trong những hoàn cảnh khó khăn hay đau khổ, một người phụ nữ vẫn có thể vững vàng, không để lộ sự yếu đuối. Đặc biệt, meme này đã được nhiều cô gái trên toàn thế giới yêu thích, sử dụng như một lời nhắc nhở về sức mạnh và sự độc lập của bản thân trong cuộc sống.
>> Xem thêm: Chill guy là gì?
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì? (Hình từ Internet)
Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
Căn cứ tại Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 thì cá nhân khi đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần cần tuân thủ 08 quy tắc ứng xử sau đây:
(1) Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
(2) Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
(3) Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(4) Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
(5) Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
(6) Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
(7) Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.
(8) Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
Ngoài ra, việc đu trend Queen never cry - Nữ hoàng không bao giờ khóc cũng cần tuân thủ quy tắc ứng xử chung được quy định tại Điều 3 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 như sau:
(1) Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(2) Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
(3) Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.
(4) Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
13 biện pháp bảo vệ an ninh mạng theo quy định?
13 biện pháp bảo vệ an ninh mạng được quy định tại Điều 5 Luật An ninh mạng 2018 bao gồm:
(1) Thẩm định an ninh mạng;
(2) Đánh giá điều kiện an ninh mạng;
(3) Kiểm tra an ninh mạng;
(4) Giám sát an ninh mạng;
(5) Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
(6) Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;
(7) Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;
(8) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;
(9) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
(10) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;
(11) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;
(12) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
(13) Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?