Quảng cáo sai sự thật có phải là tội lừa dối khách hàng mà pháp luật hình sự đã quy định không? Tội lừa dối khách hàng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Quảng cáo sai sự thật là gì?
Khoản 7 Điều 109 Luật Thương mại 2005 quy định:
“Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại bao bì, phương thức phục vụ và thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ.”
Ngoài ra, trong khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 cũng nêu vấn đề về quảng cáo sai sự thật:
“Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.”
Như vậy, từ những quy định trên có thể hiểu hành vi quảng cáo sai sự thật là hành vi quảng cáo sai sự thật về tên gọi, chất lượng, giá trị, công dụng, kiểu dáng, giá trị sử dụng thật của hàng hóa, dịch vụ được cung cấp, gây hiểu nhầm cho khách hàng và trái với các quy định của pháp luật về quảng cáo.
Lừa dối khách hàng là gì?
Theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015, quy định về tội lừa dối khách hàng như sau:
“Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm...”
Hiện nay, hoạt động buôn bán hàng hóa diễn ra vô cùng sôi nổi, nhiều mặt hàng được quảng cáo tràn lan khắp mọi nơi. Nhiều chủ thể kinh doanh vì mục đích lợi nhuận mà không hề quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà mình bán ra hoặc có những hành vi gian lận trong quá trình cân, đong, đo, đếm hàng hóa. Như vậy, lừa dối khách hàng chính là hành vi cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác nhằm thu lời bất chính trong hoạt động mua bán hoặc giao dịch hàng hóa, dịch vụ.
Quảng cáo sai sự thật có phải là tội lừa dối khách hàng theo quy định của pháp luật hình sự không?
Tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015, như sau:
"1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Như vậy, về hành vi quảng cáo sai sự thật từ các quy định của pháp luật, đối chiếu với tội lừa dối khách hàng về bản chất có sự khác nhau. Không thể xem hành vi quảng cáo sai sự thật thuộc vào tội lừa dối khách hàng, vì các tội danh đều giống nhau về thủ đoạn gian dối trong quá trình thực hiện tội phạm, tuy nhiên trong tội lừa dối khách hàng thủ đoạn gian dối chỉ diễn ra trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy có thể xem quảng cáo sai sự thật thuộc về tội quảng cáo gian dối.
Quảng cáo gian dối cũng giống như hành vi quảng cáo sai sự thật, là thực hiện những hành vi quảng cáo không đúng với sự thật vốn có của cửa hàng mà doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất ra nó. Trên thực tế, thường những quảng cáo gian dối là hàng xấu, kém chất lượng nhưng lại nói rằng đó là hàng tốt, chất lượng cao.
Mức xử phạt theo pháp luật hình sự đối với hành vi quảng cáo sai sự thật
Theo quy định tại khoản 1 Điều 197 Bộ Luật Hình sự 2015 tội quảng cáo gian dối cấm có thể phải chịu các hình phạt cụ thể:
“1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
Ngoài ra, nếu phạm tội quảng cáo gian dối có thể phải chịu một; hoặc một vài hình phạt khác theo quy định tại khoản 2 Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015, sau đây:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?