Quan trắc công trình đường thủy nội địa trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định như thế nào?
- Quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do các tổ chức, cá nhân khác quản lý, sử dụng như thế nào?
- Quy định về quan trắc công trình đường thủy nội địa trong quá trình khai thác, sử dụng như thế nào?
- Quy định về đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa như thế nào?
Quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do các tổ chức, cá nhân khác quản lý, sử dụng như thế nào?
Đối với quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do các tổ chức, cá nhân khác quản lý, sử dụng thì tại Điều 10 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định cụ thể như sau:
- Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lập, phê duyệt và thực hiện bảo trì công trình đường thủy nội địa theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
- Việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quan trắc công trình đường thủy nội địa trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về quan trắc công trình đường thủy nội địa trong quá trình khai thác, sử dụng như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định về quan trắc công trình đường thủy nội địa trong quá trình khai thác, sử dụng cụ thể như sau:
- Công trình đường thủy nội địa phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Việc quan trắc đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều này được quy định trong quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Đối tượng quan trắc: các kết cấu chịu lực chính của công trình;
+ Thông số quan trắc như biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng, ... và giá trị giới hạn của các thông số này; thời gian quan trắc; chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
- Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình đường thủy nội địa trong quá trình khai thác, sử dụng
+ Nhà thầu quan trắc lập đề cương quan trắc phù hợp với các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chấp thuận;
+ Nhà thầu quan trắc thực hiện quan trắc theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Các số liệu quan trắc phải được phân tích, đánh giá; kết quả quan trắc phải được so sánh với giá trị giới hạn thiết kế cho phép và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan;
+ Trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tổ chức kiểm định, đánh giá nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.
Quy định về đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa như thế nào?
Về quy định đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa thì tại Điều 12 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định:
Đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa
1. Trình tự, nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP .
2. Trách nhiệm đánh giá và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa
a) Trách nhiệm tổ chức đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
b) Việc xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Thời hạn đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác công trình được duyệt; yêu cầu của chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc quy định của nhà sản xuất thiết bị lắp đặt vào công trình.
4. Tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa là tổ chức kiểm định đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Phạm vi hoạt động của tổ chức này được thực hiện như đối với tổ chức kiểm định quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
5. Danh mục các công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, việc thực hiện đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa được quy định như trên.
Thông tư 21/2022/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2022
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?