Quân nhân chuyên nghiệp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế được hưởng trợ cấp mỗi tháng bao nhiêu?
- Thời gian hưởng chế độ của quân nhân chuyên nghiệp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế được tính như thế nào?
- Quân nhân chuyên nghiệp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế được hưởng trợ cấp mỗi tháng bao nhiêu?
- Quân nhân chuyên nghiệp từ trần thì thân nhân có tiếp tục được hưởng trợ cấp hàng tháng không?
Thời gian hưởng chế độ của quân nhân chuyên nghiệp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế được tính như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn cách tính thời gian hưởng chế độ như sau:
Cách tính thời gian hưởng chế độ
1. Thời gian tính hưởng chế độ đối với đối tượng hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư này là thời gian công tác thực tế trong quân đội, cơ yếu bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, cơ yếu (kể cả thời gian công tác trong lực lượng công an nhân dân) cộng với thời gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế thuộc các nhóm đối tượng hướng dẫn tại điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 1 Thông tư này (nếu có); nếu có gián đoạn thì được cộng dồn.
Đối với các trường hợp chuyển ngành rồi thôi việc hoặc đã phục viên, xuất ngũ một thời gian rồi tiếp tục làm việc ở cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài quân đội hoặc đi lao động hợp tác quốc tế, sau đó lại phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thì thời gian công tác ngoài quân đội, cơ yếu (không trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế), thời gian lao động hợp tác quốc tế, thời gian điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý không được tính là thời gian hưởng chế độ.
2. Thời gian tính hưởng chế độ đối với các đối tượng hướng dẫn tại điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 1 Thông tư này là thời gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Trường hợp, đối tượng nêu trên có thời gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế thuộc các nhóm đối tượng khác nhau hoặc có gián đoạn thì được cộng dồn.
3. Thời gian hưởng chế độ trợ cấp một lần nếu có tháng lẻ thì từ đủ 6 tháng đến 12 tháng được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính bằng nửa (1/2) năm; chế độ trợ cấp hàng tháng tính tròn năm (đủ 12 tháng).
Như vậy, thời gian hưởng chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp là thời gian công tác thực tế trong quân đội, cơ yếu cộng với thời gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Trừ trường hợp sau sẽ không được tính vào thời gian hưởng chế độ:
(1) Quân nhân chuyên nghiệp phục viên một thời gian rồi tiếp tục làm việc ở cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài quân đội;
(2) Quân nhân chuyên nghiệp đi lao động hợp tác quốc tế, sau đó lại phục viên;
(3) Thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Quân nhân chuyên nghiệp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế được hưởng trợ cấp mỗi tháng bao nhiêu?
Quân nhân chuyên nghiệp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế được hưởng trợ cấp mỗi tháng bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:
Chế độ trợ cấp
1. Chế độ trợ cấp hàng tháng
a) Đối tượng hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư này, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác được tính hưởng chế độ theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này (bao gồm cả số đối tượng đã phục viên, xuất ngũ sau ngày 15 tháng 12 năm 1993 hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà khi thôi công tác ở xã không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định hoặc đối tượng khi thôi công tác ở xã thuộc diện được cộng nối thời gian phục vụ trong quân đội, cơ yếu với thời gian công tác ở xã nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí mà thời gian phục vụ trong quân đội, cơ yếu chưa được tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần) được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng tính theo số năm công tác được tính hưởng chế độ theo quy định nêu trên; mức hưởng cụ thể như sau:
- Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 925.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 971.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 1.018.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 1.064.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 1.110.000 đồng/tháng.
Chiếu theo quy định này, quân nhân chuyên nghiệp có từ 17 năm công tác trong quân đội sẽ được hưởng mức trợ cấp bằng 1.018.000 đồng/tháng.
Quân nhân chuyên nghiệp từ trần thì thân nhân có tiếp tục được hưởng trợ cấp hàng tháng không?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:
Chế độ trợ cấp
1. Chế độ trợ cấp hàng tháng
c) Đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng từ tháng tiếp theo; thân nhân của đối tượng từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp hiện hưởng của đối tượng từ trần.
Tham khảo các ví dụ 1, 2, 3 và 4 tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
Như vậy, trong trường hợp quân nhân chuyên nghiệp từ trần thì thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp hiện hưởng của đối tượng từ trần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?