Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm những nội dung nào? Ai có thẩm quyền thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự?
Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự như sau:
Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
1. Nội dung quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án, dự án về phòng thủ dân sự;
b) Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự;
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng thủ dân sự;
d) Chỉ đạo, điều hành phòng thủ dân sự;
đ) Tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng, trang bị, phương tiện, công trình phòng thủ dân sự;
e) Quy định và hướng dẫn bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự;
g) Thẩm định, phê duyệt các dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng thủ dân sự; kiểm định và chứng nhận các điều kiện an toàn về phương tiện và an toàn phòng thủ dân sự;
h) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng thủ dân sự;
i) Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;
k) Kiểm tra, thanh tra nhà nước về phòng thủ dân sự;
n) Tổ chức thống kê nhà nước về phòng thủ dân sự;
m) Sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm về phòng thủ dân sự.
...
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án, dự án về phòng thủ dân sự;
- Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng thủ dân sự;
- Chỉ đạo, điều hành phòng thủ dân sự;
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng, trang bị, phương tiện, công trình phòng thủ dân sự;
- Quy định và hướng dẫn bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự;
- Thẩm định, phê duyệt các dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng thủ dân sự; kiểm định và chứng nhận các điều kiện an toàn về phương tiện và an toàn phòng thủ dân sự;
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng thủ dân sự;
- Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;
- Kiểm tra, thanh tra nhà nước về phòng thủ dân sự;
- Tổ chức thống kê nhà nước về phòng thủ dân sự;
- Sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm về phòng thủ dân sự.
Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự như sau:
Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
...
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự;
b) Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự;
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công trên phạm vi cả nước;
d) Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương.
Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự.
Việc xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định kế hoạch phòng thủ dân sự như sau:
Kế hoạch phòng thủ dân sự
1. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch
a) Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia, kế hoạch phòng thủ dân sự cấp bộ và kế hoạch phòng thủ dân sự của các cấp địa phương được xây dựng theo chu kỳ 05 năm và được điều chỉnh hằng năm;
b) Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, kế hoạch phòng thủ đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc;
c) Bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, đơn vị Quân đội xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của bộ, ngành, địa phương và đơn vị mình đồng thời chỉ đạo các cơ quan, địa phương và đơn vị thuộc quyền xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự;
d) Kế hoạch phòng thủ dân sự phải đáp ứng yêu cầu phòng, chống, khắc phục có hiệu quả đối với thảm họa do chiến tranh, thảm họa gây ra.
Dạng chiến tranh cơ bản: Địch tiến công bằng vũ khí thông thường; vũ khí hủy diệt lớn (vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học); vũ khí công nghệ cao.
Các thảm họa cơ bản: Thảm họa tàu hỏa, tàu điện ngầm, tàu ngầm, tàu du lịch đường biển, đường sông, tàu vận tải biển; thảm họa máy bay; bão mạnh, siêu bão; động đất, sóng thần; nước biển dâng cao, hạn hán kéo dài diện rộng; vỡ đê hồ, đập thủy điện quốc gia; dịch bệnh hàng loạt; rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân, tán phát hóa chất độc, môi trường; sập đổ nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản và hang động; cháy, nổ nhà máy hóa chất; cháy, nổ nhà máy điện, hạt nhân; cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí; cháy, nổ khu chế xuất, khu dân cư, chung cư cao tầng; sự cố tràn dầu, cháy rừng quốc gia trên quy mô rộng và các tình huống thảm họa khác do bộ, ngành, địa phương xác định.
...
Theo đó, nguyên tắc xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?