Quản lý hoạt động thuê ngoài của hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại tối thiểu những nội dung nào?
Hoạt động thuê ngoài của ngân hàng thương mại là gì?
Căn cứ tại khoản 20 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có giải thích hoạt động thuê ngoài là việc ngân hàng thương mại thỏa thuận bằng văn bản (hợp đồng dịch vụ thuê ngoài) về việc thuê doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác (gọi là doanh nghiệp thuê ngoài) để thực hiện một hoặc một số hoạt động (bao gồm xử lý dữ liệu hoặc một số công đoạn của quy trình nghiệp vụ) thay cho ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Quản lý hoạt động thuê ngoài của hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại tối thiểu những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Quản lý hoạt động thuê ngoài của hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại tối thiểu những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 43 Thông tư 13/2018/TT-NHNN thì quản lý hoạt động thuê ngoài của hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại tối thiểu những nội dung sau:
Quản lý rủi ro hoạt động đối với hoạt động thuê ngoài
1. Quản lý rủi ro hoạt động đối với hoạt động thuê ngoài được thực hiện thông qua:
a) Quản lý hoạt động thuê ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro hoạt động phát sinh từ hoạt động thuê ngoài theo quy định tại Điều 42 Thông tư này.
2. Quản lý hoạt động thuê ngoài tối thiểu bao gồm:
a) Xác định phạm vi hoạt động thuê ngoài;
b) Phân cấp thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với các hoạt động thuê ngoài;
c) Thẩm định năng lực của doanh nghiệp thuê ngoài trong việc đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu đề ra của hoạt động thuê ngoài trước khi ký hợp đồng thuê ngoài; đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp thuê ngoài trong quá trình thực hiện hợp đồng;
d) Có nguyên tắc thỏa thuận các hợp đồng thuê ngoài đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ, bảo vệ quyền sở hữu và bảo mật cơ sở dữ liệu, thông tin khách hàng và quyền chấm dứt hợp đồng thuê ngoài; mức độ và phạm vi hoạt động thuê ngoài; trách nhiệm cụ thể của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và doanh nghiệp thuê ngoài và các điều khoản xử lý tranh chấp theo quy định của pháp luật;
đ) Lập hoặc yêu cầu doanh nghiệp thuê ngoài lập kế hoạch duy trì hoạt động liên tục cho hoạt động thuê ngoài theo quy định tại Điều 46 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì quản lý rủi ro hoạt động đối với hoạt động thuê ngoài trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại được thực hiện thông qua như sau:
- Xác định phạm vi hoạt động thuê ngoài;
- Phân cấp thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với các hoạt động thuê ngoài;
- Thẩm định năng lực của doanh nghiệp thuê ngoài trong việc đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu đề ra của hoạt động thuê ngoài trước khi ký hợp đồng thuê ngoài; đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp thuê ngoài trong quá trình thực hiện hợp đồng;
- Có nguyên tắc thỏa thuận các hợp đồng thuê ngoài đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ, bảo vệ quyền sở hữu và bảo mật cơ sở dữ liệu, thông tin khách hàng và quyền chấm dứt hợp đồng thuê ngoài; mức độ và phạm vi hoạt động thuê ngoài; trách nhiệm cụ thể của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và doanh nghiệp thuê ngoài và các điều khoản xử lý tranh chấp theo quy định của pháp luật;
- Lập hoặc yêu cầu doanh nghiệp thuê ngoài lập kế hoạch duy trì hoạt động liên tục cho hoạt động thuê ngoài theo quy định tại Điều 46 Thông tư này.
Báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại có bao gồm tình hình hoạt động thuê ngoài không?
Căn cứ tại điểm e khoản 2 Điều 47 Thông tư 13/2018/TT-NHNN, khoản 2 Điều 2 Thông tư 40/2018/TT-NHNN như sau:
Báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động
1. Định kỳ tối thiểu 06 tháng hoặc đột xuất, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tình hình thực hiện chính sách quản lý rủi ro đối với rủi ro hoạt động, tuân thủ hạn mức rủi ro hoạt động;
b) Các trường hợp phát sinh rủi ro hoạt động trong kỳ báo cáo và lý do;
c) Số liệu tổn thất do rủi ro hoạt động theo 06 nhóm hoạt động kinh doanh, các biện pháp xử lý tổn thất và duy trì hoạt động liên tục (nếu có);
d) Sự kiện, tác động bên ngoài ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Thay đổi về phương pháp đo lường rủi ro hoạt động;
e) Tình hình hoạt động thuê ngoài và quản lý rủi ro hoạt động đối với hoạt động thuê ngoài;
g) Thay đổi về ứng dụng công nghệ (nếu có) và tình hình quản lý rủi ro hoạt động trong ứng dụng công nghệ;
h) Các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro hoạt động;
i) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về quản lý rủi ro hoạt động của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm tình hình hoạt động thuê ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?