Quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu không hoàn thành nhiệm vụ có được bổ nhiệm lại hay không?
- Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu không hoàn thành nhiệm vụ có được bổ nhiệm lại hay không?
- Người quản lý doanh nghiệp còn 3 năm công tác tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu được bổ nhiệm lại thì thời hạn giữ chức vụ là bao lâu?
- Thủ tục bổ nhiệm lại người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm những bước nào?
Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu không hoàn thành nhiệm vụ có được bổ nhiệm lại hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về điều kiện về bổ nhiệm lại, cử lại như sau:
Điều kiện về bổ nhiệm lại, cử lại
1. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
a) Doanh nghiệp có nhu cầu.
b) Người quản lý doanh nghiệp phải:
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ;
- Đạt tiêu chuẩn chung của Đảng và Nhà nước, tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh quản lý tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại;
- Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
c. Đối với việc bổ nhiệm lại Kiểm soát viên, Kế toán trưởng, ngoài các quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này còn phải tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định thì người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu phải hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ mới đáp ứng điều kiện được bổ nhiệm lại.
Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu không hoàn thành nhiệm vụ có được bổ nhiệm lại hay không? (Hình từ Interent)
Người quản lý doanh nghiệp còn 3 năm công tác tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu được bổ nhiệm lại thì thời hạn giữ chức vụ là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định một số quy định cụ thể về thời hạn giữ chức vụ và kéo dài thời gian giữ chức vụ như sau
Một số quy định cụ thể về thời hạn giữ chức vụ và kéo dài thời gian giữ chức vụ
1. Người đại diện, người quản lý doanh nghiệp còn đủ từ 02 năm đến dưới 05 năm công tác tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu, nếu được bổ nhiệm lại, cử lại thì thời hạn giữ chức vụ được tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
2. Người đại diện, người quản lý doanh nghiệp còn dưới 02 năm công tác tính đến thời điểm tuổi nghỉ hưu, sau khi xem xét nếu vẫn đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định thì không tiến hành quy trình bổ nhiệm lại, cử lại mà được quyết định kéo dài thời hạn giữ chức vụ đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.
Như vậy, người quản lý doanh nghiệp còn 3 năm công tác tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu, nếu được bổ nhiệm lại thì thời hạn giữ chức vụ được tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Thủ tục bổ nhiệm lại người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm những bước nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại, cử lại và kéo dài thời gian giữ chức vụ như sau:
Quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại, cử lại và kéo dài thời gian giữ chức vụ.
1. Quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại, cử lại:
a. Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm lại, cử lại
Căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu nhân sự; Hội đồng thành viên, Tổ đại diện phần vốn xin chủ trương bổ nhiệm lại, cử lại và trình Bộ trưởng xem xét phê duyệt.
c. Bước 2: Lấy phiếu tín nhiệm cán bộ dự kiến bổ nhiệm lại, cử lại
Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị, để nhân sự trình bày chương trình hành động và lấy phiếu tín nhiệm: thực hiện theo quy định tại Điều 8 của quy chế này.
Tổ chức họp Hội đồng thành viên hoặc Tổ đại diện phần vốn, Thường vụ đảng ủy nhận xét đánh giá và thống nhất lựa chọn nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được lựa chọn phải đạt bằng hoặc trên 50% số thành viên dự họp thông qua.
(Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm dưới 50% vốn điều lệ không thực hiện bước này).
b. Bước 3: Quyết định nhân sự bổ nhiệm lại, cử lại
Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, thẩm định hồ sơ cán bộ, lấy ý kiến cấp ủy Đảng cấp trên trực tiếp và trình Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng xem xét, quyết định nhân sự bổ nhiệm lại, cử lại.
e. Bước 4: Tổ chức ban hành quyết định theo quy định.
...
Như vậy, thủ tục bổ nhiệm lại người quản lý doanh nghiệp bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm lại, cử lại
Bước 2: Lấy phiếu tín nhiệm cán bộ dự kiến bổ nhiệm lại, cử lại
Bước 3: Quyết định nhân sự bổ nhiệm lại, cử lại
Bước 4: Tổ chức ban hành quyết định theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?