Quan hệ tình dục trước hôn nhân với người yêu trong tình trạng không tỉnh táo thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Quan hệ tình dục trước hôn nhân là gì? Quan hệ tình dục trước hôn nhân có vi phạm pháp luật không?
- Quan hệ tình dục trước hôn nhân với người yêu trong tình trạng không tỉnh táo thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người quan hệ tình dụng trước hôn nhân với người yêu bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng ăn năn hối cải thì có được giảm nhẹ trách nhiệm không?
Quan hệ tình dục trước hôn nhân là gì? Quan hệ tình dục trước hôn nhân có vi phạm pháp luật không?
Quan hệ tình dục trước hôn nhân là việc quan hệ tình dục trước khi hai người kết hôn.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân có vi phạm pháp luật không thì phải xem độ tuổi khi quan hệ tình dục, sự tự nguyện và có phải trường hợp mua bán dâm hay không.
Như quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì trường hợp quan hệ tình dục khi cả hai đều từ đủ 16 tuổi trở lên và hoàn toàn tự nguyện thì không phạm tội (trừ trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi theo Điều 329).
Ngoài ra, nếu trường hợp quan hệ tình dục khi cả hai đều đã đủ 16 tuổi trở lên mà không thuộc trường hợp mua bán dâm theo Điều 24, 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì cũng không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân với người yêu trong tình trạng không tỉnh táo thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Quan hệ tình dục trước hôn nhân với người yêu trong tình trạng không tỉnh táo thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau:
Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trong trường hợp của bạn hỏi thì người say rượu lợi dụng tình trạng người yêu không thể tự vệ để thực hiện hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân trái với ý muốn của họ thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.
Người say rượu lợi dụng tình trạng người yêu không thể tự vệ để thực hiện hành vi quan hệ tình dục có thể bị phạt tù từ 02 năm đến tù chung thân (tùy theo tính chất và mức độ hành vi của người phạm tội).
Ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 thì nếu thuộc trường hợp phạm tội theo khoản 1 Điều 141 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết không có yêu khởi tố vụ án hình sự thì người có hành vi phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những trường hợp khác sẽ bị khởi tố khi có căn cứ quy định tại Điều 143 Bộ luật này.
Người quan hệ tình dụng trước hôn nhân với người yêu bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng ăn năn hối cải thì có được giảm nhẹ trách nhiệm không?
Người quan hệ tình dụng trước hôn nhân với người yêu bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng ăn năn hối cải thì có được giảm nhẹ trách nhiệm không, thì theo quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
...
Như vậy, người quan hệ tình dục trước hôn nhân trong tình trạng không tỉnh táo mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng ăn năn hối cải thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp bị truy cứu về tội hiếp dâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?
- Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân quy định thế nào?
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?