Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát trong hoạt động Điều tra hình sự là mối quan hệ gì?
- Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát trong hoạt động Điều tra hình sự là quan hệ gì?
- Trong quan hệ với đơn vị Điều tra, đơn vị trinh sát có trách nhiệm như thế nào khi hoạt động Điều tra hình sự?
- Trong quan hệ với đơn vị trinh sát, đơn vị điều tra có trách nhiệm như thế nào khi hoạt động Điều tra hình sự?
Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát trong hoạt động Điều tra hình sự là quan hệ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:
Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát
1. Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát là quan hệ phối hợp, hỗ trợ trong phát hiện, ngăn chặn, Điều tra, xử lý và phòng ngừa tội phạm.
...
Theo đó, quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát trong hoạt động Điều tra hình sự là quan hệ phối hợp, hỗ trợ trong phát hiện, ngăn chặn, Điều tra, xử lý và phòng ngừa tội phạm.
Trong quan hệ với đơn vị Điều tra, đơn vị trinh sát có trách nhiệm như thế nào khi hoạt động Điều tra hình sự?
Theo khoản 2 Điều 42 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:
Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát
...
2. Trong quan hệ với đơn vị Điều tra, đơn vị trinh sát có trách nhiệm sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và cung cấp thông tin cho đơn vị Điều tra để Điều tra, xử lý;
b) Áp dụng biện pháp nghiệp vụ để hỗ trợ đơn vị Điều tra tiến hành hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, ngăn chặn tội phạm và truy bắt người phạm tội;
c) Áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
d) Phát hiện sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế để kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan có biện pháp khắc phục;
đ) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để hạn chế, loại trừ nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật.
...
Theo đó, trong quan hệ với đơn vị Điều tra, đơn vị trinh sát có trách nhiệm như sau:
- Áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và cung cấp thông tin cho đơn vị Điều tra để Điều tra, xử lý;
- Áp dụng biện pháp nghiệp vụ để hỗ trợ đơn vị Điều tra tiến hành hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, ngăn chặn tội phạm và truy bắt người phạm tội;
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Phát hiện sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế để kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan có biện pháp khắc phục;
- Áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để hạn chế, loại trừ nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật.
Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát (Hình từ Internet)
Trong quan hệ với đơn vị trinh sát, đơn vị điều tra có trách nhiệm như thế nào khi hoạt động Điều tra hình sự?
Theo khoản 3 Điều 42 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:
Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát
...
3. Trong quan hệ với đơn vị trinh sát, đơn vị điều tra có trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp thông tin về tội phạm và người phạm tội cho đơn vị trinh sát để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Phối hợp với đơn vị trinh sát đánh giá, xác định những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế để kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan có biện pháp khắc phục;
c) Đánh giá nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, phương thức, thủ đoạn phạm tội trong các vụ án hình sự để trao đổi, phối hợp với đơn vị trinh sát thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện tội phạm.
4. Thủ trưởng Cơ quan Điều tra quyết định việc áp dụng các biện pháp cần thiết trong phối hợp hoạt động giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát trong Điều tra vụ án hình sự. Các biện pháp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này phải được giữ bí mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Như vậy, trong quan hệ với đơn vị trinh sát, đơn vị điều tra có trách nhiệm như sau:
- Cung cấp thông tin về tội phạm và người phạm tội cho đơn vị trinh sát để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
- Phối hợp với đơn vị trinh sát đánh giá, xác định những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế để kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan có biện pháp khắc phục;
- Đánh giá nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, phương thức, thủ đoạn phạm tội trong các vụ án hình sự để trao đổi, phối hợp với đơn vị trinh sát thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện tội phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?