Quan hệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam với cơ quan quản lý nhà nước về công chứng được pháp luật quy định như thế nào?
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có quan hệ gì với cơ quan quản lý nhà nước về công chứng?
Quan hệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam với cơ quan quản lý nhà nước về công chứng theo Điều 39 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:
Quan hệ của Hiệp hội, Hội công chứng viên với cơ quan quản lý nhà nước về công chứng
1. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm kết hợp giữa tăng cường quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của Hiệp hội.
2. Hội công chứng viên chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi Hội công chứng viên được thành lập, do Sở Tư pháp trực tiếp tham mưu, phối hợp với các sở, ngành liên quan theo quy định của pháp luật; bảo đảm kết hợp giữa tăng cường quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của Hội công chứng viên.
Theo đó, quan hệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam với cơ quan quản lý nhà nước về công chứng như sau:
Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm kết hợp giữa tăng cường quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của Hiệp hội.
Quan hệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam với cơ quan quản lý nhà nước về công chứng (Hình từ Internet)
Quan hệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như thế nào?
Quan hệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Điều 40 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:
Quan hệ của Hiệp hội, Hội công chứng viên với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Hiệp hội có thể tham gia làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Hội công chứng viên có thể tham gia làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Hội công chứng viên được thành lập.
Như vậy, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có thể tham gia làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nguồn thu của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam từ đâu?
Nguồn thu của Hiệp hội theo Điều 30 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:
Thu, chi tài chính của Hiệp hội
1. Nguồn thu của Hiệp hội gồm:
a) Khoản trích nộp phí của các Hội công chứng viên.
Việc trích nộp phí của các Hội công chứng viên phải căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và số lượng hợp đồng, giao dịch tại từng địa phương để xác định mức trích nộp của các Hội.
b) Các khoản đóng góp tự nguyện của hội viên, tổ chức hành nghề công chứng;
c) Các khoản thu từ hoạt động của Hiệp hội;
d) Các khoản tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;
đ) Các khoản thu hợp pháp khác.
2. Các khoản chi của Hiệp hội gồm:
a) Chi hoạt động của các cơ quan Hiệp hội;
b) Chi xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị làm việc; bảo trì, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuê, mua trụ sở (nếu có);
c) Chi phụ cấp các chức danh lãnh đạo, chức danh quản lý của Hiệp hội; chi lương nhân viên trong bộ máy của Hiệp hội; chi khen thưởng;
d) Chi triển khai nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội;
đ) Chi hoạt động hợp tác quốc tế;
e) Các khoản chi hợp lý khác.
3. Việc thu, chi của Hiệp hội phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đúng theo Quy chế tài chính do Hội đồng công chứng viên toàn quốc ban hành.
4. Căn cứ quy định của Điều lệ này và pháp luật về tài chính, Hội đồng công chứng viên toàn quốc ban hành quy chế tài chính của Hiệp hội, trong đó quy định các khoản thu, chi, thủ tục thu, chi và thẩm quyền quyết định các khoản thu, chi.
Theo đó, nguồn thu của Hiệp hội công chứng viên gồm:
(1) Khoản trích nộp phí của các Hội công chứng viên.
Việc trích nộp phí của các Hội công chứng viên phải căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và số lượng hợp đồng, giao dịch tại từng địa phương để xác định mức trích nộp của các Hội.
(2) Các khoản đóng góp tự nguyện của hội viên, tổ chức hành nghề công chứng;
(3) Các khoản thu từ hoạt động của Hiệp hội;
(4) Các khoản tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;
(5) Các khoản thu hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?