Quan hệ công tác giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Thứ trưởng được quy định như thế nào?
- Phân công công tác giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Thứ trưởng cần bảo đảm những nguyên tắc gì?
- Quan hệ công tác giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Thứ trưởng được quy định như thế nào?
- Trong phạm vi lĩnh vực chuyên ngành, công tác tổng hợp, đơn vị, địa phương được phân công chỉ đạo, phụ trách, theo dõi, Thứ trưởng có trách nhiệm và quyền hạn gì?
Phân công công tác giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Thứ trưởng cần bảo đảm những nguyên tắc gì?
Nguyên tắc phân công giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng cần bảo đảm theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 2556/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:
- Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại các Luật chuyên ngành, Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường và quy định, quy chế khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tính thống nhất, chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực công tác; đồng thời, tạo điều kiện để lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nắm và hiểu rõ các hoạt động chung, các mặt công tác của Bộ, của Ngành.
- Tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả và thuận lợi trong giải quyết công việc.
Quan hệ công tác giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Thứ trưởng (Hình từ Internet)
Quan hệ công tác giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Thứ trưởng được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 2556/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:
Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý ngành tài nguyên và môi trường; lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác của Bộ; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ vĩ mô, chiến lược trên các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ trưởng phân công các Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo, xử lý các công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành, công tác tổng hợp (tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính, pháp chế, hợp tác quốc tế, khoa học và công nghệ, thi đua, khen thưởng, tuyên truyền, công nghệ thông tin, thanh tra); theo dõi các đơn vị trực thuộc Bộ và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại các địa phương.
Các Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng trong thực hiện nhiệm vụ; có trách nhiệm chủ động, chỉ đạo nhất quán việc tổ chức thực hiện toàn diện, xuyên suốt các mặt, các khâu thuộc lĩnh vực công tác được phân công theo chương trình, kế hoạch, chủ trương đã được phê duyệt, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về quyết định của mình ; những nội dung vượt thẩm quyền, những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm phát sinh, những vấn đề do lãnh đạo Đảng, Nhà nước trực tiếp chỉ đạo, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ngành, địa phương phải kịp thời báo cáo Bộ trưởng để chỉ đạo.
Trong quá trình chỉ đạo, giải quyết công việc, nếu có nội dung liên quan đến các lĩnh vực do Thứ trưởng khác phụ trách thì Thứ trưởng được phân công chủ trì chủ động trao đổi với Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực để phối hợp giải quyết; trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo Bộ trưởng.
Bộ trưởng phân công hoặc uỷ quyền một Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng chỉ đạo, điều hành các công việc của Bộ khi Bộ trưởng đi công tác vắng.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, hoặc khi Thứ trưởng vắng mặt thì Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng hoặc giao Thứ trưởng khác chỉ đạo xử lý công việc.
Căn cứ tình hình thực tế, Bộ trưởng xem xét, điều chỉnh việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Bộ.
Ngoài các nhiệm vụ đã được phân công, các Thứ trưởng có trách nhiệm tham gia công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động chung của Bộ để có thể đảm nhận ngay các nhiệm vụ khác khi Bộ trưởng giao nhiệm vụ.
Trong phạm vi lĩnh vực chuyên ngành, công tác tổng hợp, đơn vị, địa phương được phân công chỉ đạo, phụ trách, theo dõi, Thứ trưởng có trách nhiệm và quyền hạn gì?
Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng đối với các lĩnh vực chuyên ngành, công tác tổng hợp, đơn vị, địa phương được phân công chỉ đạo, phụ trách, theo dõi theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 2556/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:
Đối với lĩnh vực chuyên ngành: Chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức thực hiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; các nhiệm vụ kế hoạch và ngân sách nhà nước; xử lý theo thẩm quyền các thủ tục hành chính, các vấn đề phát sinh đảm bảo theo quy định pháp luật.
Đối với công tác tổng hợp: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, tổng hợp chung việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong toàn bộ Bộ về công tác tổng hợp được phân công phụ trách.
Đối với các đơn vị được phân công chỉ đạo, phụ trách:
- Chỉ đạo toàn diện các công tác của đơn vị được phân công phụ trách.
- Chỉ đạo, khâu nối các đơn vị cùng liên quan đến một lĩnh vực thực hiện các nhiệm vụ chung, tạo ra mối liên kết, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các đơn vị, bảo đảm đoàn kết, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
d) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân công:
- Chủ động làm việc, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nắm chắc tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và các nhiệm vụ của ngành tại địa phương.
- Báo cáo với Bộ trưởng để tổ chức giao ban định kỳ theo vùng lãnh thổ; tổ chức làm việc trực tiếp với lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để giải quyết tổng thể các vấn đề liên quan đến phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Bộ trên địa bàn.
- Phối hợp với Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban chỉ đạo liên ngành, vùng lãnh thổ, chỉ đạo xử lý những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề tồn đọng liên quan đến các lĩnh vực quản lý của Bộ.
- Theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo liên ngành, vùng lãnh thổ giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bảng đề nghị phê duyệt vật liệu dùng cho công trình xây dựng mới nhất? Chấp thuận vật liệu là nội dung phải thực hiện khi giám sát thi công?
- Mẫu báo cáo kết quả giải quyết tố cáo đảng viên của tổ kiểm tra do chi bộ thành lập? Tải mẫu tại đâu?
- Trực tiếp lượt về Việt Nam Singapore 28 12 AFF Cup 2024? Trực tiếp bóng đá Việt Nam Singapore 28 12? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?
- Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng là gì? Giải thưởng được làm căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là giải thưởng nào?
- Định mức dự toán áp dụng, tham khảo để lập dự toán xây dựng có phải là căn cứ để xác định giá xây dựng công trình?