Quần áo đồng phục của người công tác trong hoạt động kiểm dịch động vật hiện nay được quy định như thế nào?
- Biểu tượng kiểm dịch động vật được quy định như thế nào?
- Quần áo đồng phục của người công tác trong hoạt động kiểm dịch động vật hiện nay được quy định như thế nào?
- Mũ của người công tác trong hoạt động kiểm dịch động vật được quy định như thế nào?
- Một số quy định về trang phục của người công tác trong hoạt động kiểm dịch động vật
Biểu tượng kiểm dịch động vật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 11/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Biểu tượng kiểm dịch động vật
Biểu tượng kiểm dịch động vật (hình 1 phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) là một hình tròn viền ngoài màu vàng, có nền màu đỏ tươi; phía trong có 02 bông lúa màu vàng tươi, phía dưới nối 02 gốc bông lúa có hình vành khuyên viền vàng, nền màu xanh tím than, bên trong có chữ KDĐV (viết tắt của cụm từ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT) màu vàng; ở giữa có hình mỏ neo màu vàng; phía trên hình mỏ neo có hình cánh én màu vàng; trên hình cánh én có hình chữ thập màu xanh tím than nằm trong hình tròn màu trắng.
Kiểm dịch động vật (Hình từ Internet)
Quần áo đồng phục của người công tác trong hoạt động kiểm dịch động vật hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 11/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Quần áo đồng phục
1. Quần:
a) Quần màu xanh tím than may kiểu âu phục nam, nữ; dùng chung cả xuân - hè, thu - đông;
b) Đối với nữ làm công tác kiểm dịch động vật tại cửa khẩu hoặc các cơ quan kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu, có thể sử dụng Juyp (Jupe) màu xanh tím than, dài quá gối và xẻ thân sau.
2. Áo xuân - hè: May kiểu bludông (blouson) cổ bẻ, màu trắng cộc tay hoặc dài tay, một hàng khuy nhựa màu trắng; ngực có 02 túi nổi ngoài, nắp túi hình cánh dơi, giữa túi có đường gân nổi; thân sau có cầu vai, cầu vai có 02 đỉa để đeo cấp hiệu; đai áo có xẻ sườn cài 02 cúc.
3. Áo thu đông: Áo và các khuy trên áo có màu xanh tím than;
a) Áo nam: May kiểu áo vét (vest), cổ hai ve to để đeo phù hiệu; hai thân trước có 04 túi nổi ngoài, nắp túi hình cánh dơi, giữa túi có đường gân nổi; một hàng khuy nhựa đường kính 22 mm; thân sau có cầu vai, cầu vai có 02 đỉa để đeo cấp hiệu;
b) Áo nữ: May kiểu áo vét (vest), cổ hai ve to; hai thân trước có 02 túi nổi ngoài phía dưới, nắp túi hình cánh dơi; một hàng khuy nhựa đường kính 22 mm; thân sau có cầu vai, cầu vai có 02 đỉa để đeo cấp hiệu;
c) Áo mặc trong áo thu - đông là áo sơ màu trắng, dài tay, cổ đứng để thắt cà vạt (cravat) dùng cho cả nam và nữ.
4. Áo chống rét màu xanh tím than, kiểu Măng tô san, cổ hai ve to để đeo phù hiệu; có 02 túi chéo, chìm ở bên hông, có đai thắt; một hàng khuy nhựa đường kính 22 mm; thân sau có cầu vai, cầu vai có 02 đỉa để đeo cấp hiệu.
5. Áo đi mưa: Kiểu áo giống với áo chống rét, màu tím than được may bằng vải Vi ni lông (vinylon) không thấm nước.
Như vậy quần áo đồng phục của người công tác trong hoạt động kiểm dịch động vật hiện nay được quy định như trên và sẽ gồm những phần chính là:
- Quần;
- Áo xuân - hè;
- Áo thu đông;
- Áo chống rét;
- Áo đi mưa;
Mũ của người công tác trong hoạt động kiểm dịch động vật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 11/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Mũ
1. Mũ kê pi: Kiểu mũ kê pi có đỉnh và cầu mũ màu trắng; thành mũ màu xanh tím than, chính giữa thành mũ phía trước có gắn kiểm dịch hiệu; có đai kép bằng sợi màu vàng đặt ở phía trước, lưỡi trai bằng nhựa màu đen bóng, quai mũ màu đen.
2. Mũ mềm: Màu xanh tím than, phía trên lưỡi trai có gắn kiểm dịch hiệu đường kính 29 mm.
Như vậy mũ của người công tác trong hoạt động kiểm dịch động vật được quy định cụ thể như trên và có 2 loại mũ là:
- Mũ kê pi;
- Mũ mềm;
Một số quy định về trang phục của người công tác trong hoạt động kiểm dịch động vật
Căn cứ theo Điều 9 đến Điều 12 Thông tư 11/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Cà vạt (Cravat)
Kiểu thông thường, màu xanh tím than dùng chung cho cả nam và nữ.
Giầy, dép
1. Giầy da màu đen, thấp cổ dùng chung cho cả xuân - hè, thu - đông.
2. Dép có quai hậu, gót cao vừa phải dùng cho trang phục xuân - hè.
Cặp đựng tài liệu
Cặp đựng tài liệu được làm bằng da hoặc giả da màu đen, có nắp.
Trang phục niên hạn khác
Trang phục niên hạn khác gồm ủng cao su, găng tay cao su, quần áo bảo hộ lao động, áo Blouse trắng, khẩu trang, kính bảo hộ.
Như vậy về trang phục của người công tác trong hoạt động kiểm dịch động vật ngoài các quy định về quần áo đồng phục và mũ thì Thông tư này còn quy định cụ thể về: cà vạt (cravat), giầy, dép, cặp đựng tài liệu và cả trang phục niên hạn khác như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?