Quá trình quản lý tổng hợp mạng lưới thoát nước sẽ có bao nhiêu hoạt động chính theo quy định hiện nay?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13867-3:2023 có phạm vi áp dụng như thế nào?
TCVN 13867-3:2023 được áp dụng theo Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13867-3:2023 (ISO 24516-3:2017) về Hướng dẫn quản lý tài sản của hệ thống cấp nước và thoát nước - Phần 3: Mạng lưới thu gom nước thải như sau:
TCVN 13867-3:2023 hướng dẫn về các khía cạnh kỹ thuật, công cụ và thực hành tốt để quản lý tài sản của mạng lưới thoát nước nhằm duy trì giá trị của tài sản hiện có.
Tiêu chuẩn không áp dụng cho việc quản lý tài sản của các nhà máy xử lý, mặc dù những tài sản này cũng là một phần kỹ thuật của hệ thống thoát nước và có thể ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản của mạng lưới.
Lưu ý: Các tài sản riêng lẻ được quản lý bao gồm cả những tài sản nêu trong TCVN 13867-4 (ISO 24516-4) như trạm bơm nước thải, bể điều hòa và lưu giữ nước trong mạng lưới, nhà máy xử lý nước thải và công trình-thiết bị máy móc xử lý bùn cặn.
Tiêu chuẩn này bao gồm cả các ví dụ về cách tiếp cận thực hành tốt ở cấp chiến lược, cấp chiến thuật và cấp vận hành.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các phương thức và quy mô cũng như vai trò/chức năng của tổ chức và/hoặc đơn vị thoát nước vận hành mạng lưới thoát nước để quản lý tài sản (ví dụ: bên sở hữu tài sản/bên chịu trách nhiệm, bên vận hành tài sản, bên cung cấp dịch vụ).
Tùy thuộc vào quy mô và cấu trúc của hệ thống, đơn vị thoát nước có thể quyết định phạm vi áp dụng trong tiêu chuẩn này, nhưng trong mọi trường hợp, tiêu chuẩn này vẫn áp dụng cho các đơn vị thoát nước vừa và nhỏ.
Quá trình quản lý tổng hợp mạng lưới thoát nước sẽ có bao nhiêu hoạt động chính theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Quản lý tổng hợp mạng lưới thoát nước là hoạt động như thế nào?
Tại tiểu mục 3.9 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13867-3:2023 (ISO 24516-3:2017) về Hướng dẫn quản lý tài sản của hệ thống cấp nước và thoát nước - Phần 3: Mạng lưới thu gom nước thảin có quy định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
...
3.8
Kiểm tra (inspection)
Quá trình để nhận biết trạng thái thực tế của tài sản (3.1) hoặc hệ thống tài sản (3.3) bằng cách quan sát và cùng với đánh giá khi thích hợp thông qua việc kiểm soát, xử lý, đo lường, thử nghiệm hoặc đánh giá bằng mắt thường.
3.9
Quản lý tổng hợp hệ thống thoát nước (intergrated sewer system management)
Quản lý phối hợp việc lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, phục hồi (3.18), vận hành (3.15) và bảo trì (3.13) tài sản trong khu vực thu nước, có tính đến hiệu quả hoạt động của tất cả các mạng lưới thoát nước.
3.10
Điều tra (investigation)
Tập hợp tất cả các thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định.
CHÚ THÍCH 1: Điều tra cần bao gồm cả thông tin định tính và thông tin định lượng.
...
Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì quản lý tổng hợp hệ thống thoát nước là hoạt động quản lý phối hợp việc lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, phục hồi, vận hành và bảo trì tài sản trong khu vực thu nước, có tính đến hiệu quả hoạt động của tất cả các mạng lưới thoát nước.
Quá trình quản lý tổng hợp mạng lưới thoát nước có bao nhiêu hoạt động chính?
Theo tiết 4.4.1 tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13867-3:2023 (ISO 24516-3:2017) về Hướng dẫn quản lý tài sản của hệ thống cấp nước và thoát nước - Phần 3: Mạng lưới thu gom nước thải thì quá trình quản lý tổng hợp mạng lưới thoát nước có bốn hoạt động chính, cụ thể:
(1) Mức độ điều tra thích hợp của tất cả các khía cạnh về hiệu quả hoạt động của mạng lưới thoát nước;
(2) Đánh giá hiệu quả hoạt động bằng cách so sánh với các yêu cầu hiệu quả hoạt động, bao gồm cả việc nhận biết nguyên nhân dẫn đến không đạt được hiệu quả hoạt động;
(3) Xây dựng kế hoạch các biện pháp thực hiện;
(4) Thực hiện kế hoạch.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động hoặc khi xây dựng kế hoạch, có thể cần điều tra thêm.
Quản lý tổng hợp mạng lưới thoát nước tạo cơ sở cho việc vận hành và phục hồi mạng lưới thoát nước. Cần thường xuyên cập nhật thông tin cho việc quản lý mạng lưới thoát nước trong tương lai.
Đối với các mạng lưới thoát nước lớn, ví dụ mạng lưới dịch vụ cho một thành phố lớn, xây dựng trước một đề cương chiến lược về kế hoạch quản lý tổng hợp mạng lưới thoát nước, sau khi điều tra sơ lược về toàn bộ hệ thống. Sau đó, xây dựng các kế hoạch chi tiết hơn cho từng điểm thu nước nhỏ từ bối cảnh của đề cương kế hoạch chiến lược.
Kế hoạch quản lý tổng hợp mạng lưới thoát nước cần được tiếp tục xây dựng trong giai đoạn thực hiện bằng cách điều tra, đánh giá và lập kế hoạch xây dựng các chương trình làm việc và các dự án riêng lẻ tiếp theo để thực hiện kế hoạch.
Cần xem xét các điều kiện ranh giới với mạng lưới thoát nước liền kề và với các hệ thống thoát nước đô thị khác hoặc với hệ thống sông ở tất cả các giai đoạn.
Quản lý tài sản cần tiến hành các hoạt động ở cấp chiến lược (dài hạn) và cấp chiến thuật (trung hạn) và cấp vận hành (ngắn hạn).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?