Quá trình hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ với nước ngoài được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thông qua các hình thức nào?
- Trình tự thực hiện hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được quy định như thế nào?
- Các hành vi nào bị cấm trong quá trình hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ?
Tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thông qua các hình thức nào?
Theo Điều 6 Nghị định 80/2010/NĐ-CP quy định về hình thức hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ như sau:
Hình thức hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
1. Viện trợ, tài trợ, biếu, hiến, tặng (sau đây gọi chung là tài trợ) để hoạt động khoa học và công nghệ.
2. Hợp đồng khoa học và công nghệ.
3. Liên kết, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ với nước ngoài, bao gồm:
a) Tham gia tổ chức khoa học và công nghệ, hội khoa học và công nghệ;
b) Tham gia hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, hội nghị, hội thảo khoa học và công nghệ của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Tham gia các hoạt động hợp tác thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài.
4. Việc hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phải lập thành hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hợp tác (sau đây gọi chung là văn bản hợp tác).
Như vậy, tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thông qua các hình thức như sau:
- Hợp tác thông qua hình thức viện trợ, tài trợ, biếu, hiến, tặng (sau đây gọi chung là tài trợ) để hoạt động khoa học và công nghệ.
- Hợp tác thông qua hình thức hợp đồng khoa học và công nghệ.
- Hợp tác thông qua hình thức liên kết, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ với nước ngoài, bao gồm:
+ Tham gia tổ chức khoa học và công nghệ, hội khoa học và công nghệ;
+ Tham gia hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, hội nghị, hội thảo khoa học và công nghệ của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+ Tham gia các hoạt động hợp tác thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được quy định như thế nào?
Theo Điều 10 Nghị định 80/2010/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thực hiện hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ như sau:
Trình tự, thủ tục thực hiện hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày ký văn bản hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tổ chức, cá nhân Việt Nam thay mặt các bên gửi văn bản thông báo, kèm theo 01 bản sao văn bản hợp tác đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 điều này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận văn bản thông báo và văn bản hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp nhận các văn bản hợp tác của tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận các văn bản hợp tác của tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của địa phương.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 điều này có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Như vậy, tổ chức, cá nhân hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được thực hiện theo trình tự như sau:
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày ký văn bản hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tổ chức, cá nhân Việt Nam thay mặt các bên gửi văn bản thông báo, kèm theo 01 bản sao văn bản hợp tác đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận văn bản thông báo và văn bản hợp tác.
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận văn bản thông báo và văn bản hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ:
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp nhận các văn bản hợp tác của tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận các văn bản hợp tác của tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của địa phương.
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận văn bản thông báo và văn bản hợp tác có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Các hành vi nào bị cấm trong quá trình hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ?
Theo Điều 5 Nghị định 80/2010/NĐ-CP quy định về các hành vi nào bị cấm trong quá trình hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khoa học và công nghệ, đầu tư, xuất bản, báo chí quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đầu tư, Luật Xuất bản, Luật Báo chí.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, cá nhân, tổ chức liên quan không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khoa học và công nghệ, đầu tư, xuất bản, báo chí quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đầu tư, Luật Xuất bản, Luật Báo chí và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?