Quá cảnh hàng hóa tại Hệ thống ACTS, trường hợp nào được xác định phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp?
- Quá cảnh hàng hóa tại Hệ thống ACTS, trường hợp nào được xác định phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp?
- Xác định địa điểm phát sinh tiền thuế hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS thế nào?
- Ai phải chịu trách nhiệm đối với tiền thuế hải quan phát sinh khi quá cảnh hàng hóa tại Hệ thống ACTS?
Quá cảnh hàng hóa tại Hệ thống ACTS, trường hợp nào được xác định phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định khi quá cảnh hàng hóa tại Hệ thống ACTS thì các trường hợp sau đây được xác định là phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp:
(1) Hàng hóa di chuyển bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định này hoặc sau 30 ngày mà cơ quan hải quan điểm đi không nhận được hồ sơ, chứng từ của người khai hải quan hoặc của các cơ quan hải quan trong hành trình quá cảnh chứng minh hoạt động quá cảnh đã được hoàn thành thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
Cụ thể quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định 46/2020/NĐ-CP và khoản 2 Điều 14 Nghị định 46/2020/NĐ-CP có nêu như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
15. Bất thường trong hành trình quá cảnh bao gồm: Hàng hóa bị mất mát hoặc bị phá hủy; hành trình quá cảnh ban đầu bị thay đổi; niêm phong bị dỡ bỏ trong quá trình quá cảnh hoặc hàng hóa phải chuyển sang phương tiện vận tải khác vì lý do khách quan ngoài khả năng kiểm soát của người vận chuyển; tình huống nguy hiểm sắp xảy ra đòi hỏi phải dỡ ngay lập tức một phần hoặc toàn bộ hàng hóa trên phương tiện vận tải; các trường hợp khác ảnh hưởng đến việc hoàn thành hoạt động quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.
...
Điều 14. Thủ tục xác minh việc kết thúc hoạt động quá cảnh
...
2. Thủ tục xác minh việc hoàn thành hoạt động quá cảnh:
a) Cơ quan hải quan điểm đi gửi yêu cầu thông qua Hệ thống ACTS cho cơ quan hải quan điểm đích để xác nhận tình trạng hàng hóa.
Cơ quan hải quan điểm đích thực hiện xác nhận “thông báo hàng đến” và “các kết quả kiểm tra” thông qua Hệ thống ACTS trong trường hàng hóa quá cảnh hoàn thành theo đúng quy định;
b) Trường hợp cơ quan hải quan điểm đích xác nhận hàng hóa không đến đích, cơ quan hải quan điểm đi gửi văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành đề nghị người khai hải quan cung cấp hồ sơ, chứng từ chứng minh hàng hóa đã được hoàn thành thủ tục hải quan ACTS theo đúng quy định trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan điểm đi có văn bản đề nghị;
c) Sau khi kết thúc việc xác minh nếu có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh hoạt động quá cảnh đã được hoàn thành thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS theo quy định, cơ quan hải quan điểm đi thông báo thông qua Hệ thống ACTS cho cơ quan hải quan điểm đích và cơ quan hải quan điểm đích ban đầu trong trường hợp thay đổi cơ quan hải quan điểm đích của hành trình quá cảnh;
d) Trường hợp người khai hải quan không cung cấp được hồ sơ, chứng từ chứng minh hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan ACTS theo quy định, cơ quan hải quan điểm đi gửi văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành đề nghị cơ quan hải quan tại quốc gia cuối cùng mà hàng hóa quá cảnh được đặt dưới sự giám sát hải quan thông qua Hệ thống ACTS xác minh tình trạng của hàng hóa quá cảnh.
Trường hợp cơ quan hải quan tại quốc gia cuối cùng mà hàng hóa quá cảnh được đặt dưới sự giám sát hải quan xác nhận hàng hoá đã kết thúc hành trình quá cảnh thì cơ quan này thực hiện xác nhận “thông báo hàng đến” và “các kết quả kiểm tra” thông qua Hệ thống ACTS;
đ) Trường hợp không đủ cơ sở chứng minh hoạt động quá cảnh đã được hoàn thành thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS, hoặc cơ quan hải quan điểm đích, cơ quan hải quan quá cảnh xác nhận hoạt động quá cảnh không hoàn thành theo quy định thì cơ quan hải quan điểm đi thực hiện thu hồi và hỗ trợ thu hồi nợ thuế theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
(2) Hàng hóa quá cảnh chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi về số lượng, trị giá, xuất xứ, mã số hàng hóa so với khai báo và các trường hợp khác làm phát sinh số thuế phải nộp.
Quá cảnh hàng hóa tại Hệ thống ACTS (Hình từ Internet)
Xác định địa điểm phát sinh tiền thuế hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS thế nào?
Về việc xác định địa điểm phát sinh tiền thuế hải quan thì tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định:
Địa điểm xác định phát sinh số tiền thuế hải quan phải nộp là nơi hàng hóa quá cảnh xảy ra việc di chuyển bất hợp pháp hoặc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi về số lượng, trị giá, xuất xứ, mã số và các trường hợp khác dẫn đến phát sinh tiền thuế hải quan.
Lưu ý: Trường hợp không xác định được địa điểm cụ thể thì nơi phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp là nơi cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện hàng hóa quá cảnh xảy ra việc di chuyển bất hợp pháp hoặc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi về số lượng, trị giá, xuất xứ, mã số và các trường hợp khác dẫn đến phát sinh tiền thuế hải quan.
Ai phải chịu trách nhiệm đối với tiền thuế hải quan phát sinh khi quá cảnh hàng hóa tại Hệ thống ACTS?
Theo khoản 3 Điều 30 Nghị định 46/2020/NĐ-CP thì người chịu trách nhiệm đối với tiền thuế hải quan phát sinh phải nộp gồm có:
- Người khai hải quan là người chịu trách nhiệm đầu tiên đối với số tiền thuế hải quan phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh;
- Người bảo lãnh chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền thuế hải quan phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh nếu người khai hải quan không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế hải quan;
- Người di chuyển hoặc tham gia vào quá trình di chuyển hàng hóa bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS chịu trách nhiệm thanh toán nợ thuế hải quan tương ứng với lượng hàng hóa di chuyển bất hợp pháp. Việc thanh toán tiền thuế hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định này.
Người sở hữu hoặc nắm giữ hàng hóa di chuyển bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS chịu trách nhiệm thanh toán nợ thuế hải quan tương ứng với lượng hàng hóa sở hữu hoặc nắm giữ do di chuyển bất hợp pháp. Việc thanh toán tiền thuế hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định này.
Dẫn chiếu đến khoản 8 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP có quy định về:
Bảo lãnh quá cảnh
...
8. Trách nhiệm thanh toán nợ thuế hải quan:
a) Người khai hải quan có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế hải quan trong vòng 10 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Người bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành, trong trường hợp người khai hải quan không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thuế theo thời hạn quy định tại điểm a khoản này.
Ngoài việc phải thanh toán đủ tiền thuế hải quan, người khai hải quan hoặc người bảo lãnh còn phải thanh toán tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế quy định tại điểm a, điểm b khoản này mà người khai hải quan hoặc người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thuế thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?