QCVN 15:2018/BKHCN về thiết bị X quang di động dùng trong y tế? Yêu cầu chấp nhận đối với các đặc trưng làm việc ra sao?

QCVN 15:2018/BKHCN về thiết bị X-quang di động dùng trong y tế? Yêu cầu chấp nhận đối với các đặc trưng làm việc ra sao? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Thiết bị X quang di động là gì?

Theo định nghĩa tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15:2018/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BKHCN, thiết bị X quang di động là thiết bị phát tia X, được sử dụng di động để chụp chẩn đoán bệnh trong y tế; được phân biệt với thiết bị X quang tổng hợp, thiết bị X quang tăng sáng truyền hình, thiết bị X-quang răng, thiết bị X-quang vú, thiết bị chụp cắt lớp vi tính, thiết bị X-quang đo mật độ xương, thiết bị X-quang thú y.

QCVN 15:2018/BKHCN về thiết bị X-quang di động dùng trong y tế? Yêu cầu chấp nhận đối với các đặc trưng làm việc ra sao?

QCVN 15:2018/BKHCN về thiết bị X-quang di động dùng trong y tế? Yêu cầu chấp nhận đối với các đặc trưng làm việc ra sao? (Hình từ Internet)

QCVN 15:2018/BKHCN về yêu cầu chấp nhận đối với các đặc trưng làm việc của thiết bị X-quang như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15:2018/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BKHCN do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xây dựng.

Thiết bị X-quang phải đáp ứng các yêu cầu chấp nhận sau:

(1) Kiểm tra ngoại quan:

STT

Thông số kiểm tra

Yêu cầu chấp nhận

1

Thông tin thiết bị

Thiết bị phải có nhãn mác hoặc hồ sơ thể hiện đầy đủ các thông tin về quốc gia/hãng sản xuất, mã hiệu, năm sản xuất, công suất thiết bị, số xêri của thiết bị và các bộ phận chính cấu thành thiết bị (trường hợp thiết bị bị mất hoặc mờ số xêri, tổ chức thực hiện kiểm định phải đánh số xêri cho thiết bị).

2

Bộ chuyển mạch (hoặc nút bấm đối với loại thiết bị chỉ thị số) để đặt chế độ điện áp đỉnh, dòng bóng phát và thời gian phát tia hoặc hằng số phát tia

Bộ chuyển mạch (hoặc nút bấm) phải hoạt động tốt, các đèn chỉ thị và đồng hồ chỉ thị thông số làm việc của thiết bị phải chỉ thị đúng, rõ ràng và dễ quan sát.

3

Bộ phận và cơ cấu cơ khí

Bộ phận và cơ cấu cơ khí phải hoạt động tốt, dịch chuyển nhẹ nhàng, chắc chắn và an toàn.

4

Độ chính xác thước chỉ thị khoảng cách

Độ lệch giữa giá trị chỉ thị của thước trên thiết bị với giá trị đo thực tế không được vượt quá 2 cm tại khoảng cách 100 cm từ tiêu điểm bóng phát tia X.

5

Tín hiệu cảnh báo thời điểm thiết bị phát tia

Có tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh hoặc ánh sáng khi thiết bị phát tia.

6

Khả năng điều khiển phát tia từ xa

Cáp nối đủ dài hoặc điều khiển phát tia từ xa bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa người vận hành thiết bị và bóng phát tia X đạt 2 m.

(2) Điện áp đỉnh:

STT

Thông số kiểm tra

Yêu cầu chấp nhận

1

Độ chính xác của điện áp đỉnh

Đối với điện áp đặt nhỏ hơn hoặc bằng 100 kV, độ lệch tương đối tính theo % của giá trị đo so với giá trị đặt phải nằm trong khoảng ± 10% giá trị đặt.

Đối với điện áp đặt lớn hơn 100 kV, độ lệch tuyệt đối tính theo kV của giá trị đo so với giá trị đặt phải nằm trong khoảng ± 10 kV.

2

Độ lặp lại của điện áp đỉnh

Độ lệch tương đối lớn nhất giữa giá trị điện áp đỉnh đo được so với giá trị điện áp đỉnh trung bình của ít nhất 3 lần đo với cùng thông số đặt phải nằm trong khoảng ± 5%.

(3) Thời gian phát tia (không áp dụng kiểm tra thông số này đối với thiết bị X-quang chỉ có chế độ đặt hằng số phát tia):

Thông số kiểm tra

Yêu cầu chấp nhận

Độ chính xác thời gian phát tia

Độ lệch tương đối giữa giá trị thời gian phát tia đo được so với giá trị thời gian phát tia đặt phải nằm trong khoảng ± 20% đối với thời gian phát tia đặt lớn hơn hoặc bằng 100 ms và ± 30% đối với thời gian phát tia đặt nhỏ hơn 100 ms.

(4) Liều lối ra

STT

Thông số kiểm tra

Yêu cầu chấp nhận

1

Độ lặp lại liều lối ra

Độ lệch tương đối giữa giá trị liều đo được lớn nhất và nhỏ nhất so với giá trị liều lối ra trung bình của ít nhất 5 lần đo với cùng thông số đặt phải nằm trong khoảng ± 20%.

2

Độ tuyến tính liều lối ra

Độ tuyến tính liều lối ra phải nằm trong khoảng ± 20%.

(5) Tiêu điểm, đặc trưng chùm tia và lọc chùm tia:

STT

Thông số kiểm tra

Yêu cầu chấp nhận

1

Kích thước tiêu điểm hiệu dụng

Mức thay đổi của kích thước tiêu điểm hiệu dụng so với kích thước tiêu điểm hiệu dụng danh định không vượt quá mức cho phép nêu tại Bảng 2 của Quy chuẩn kỹ thuật này.

2

Độ chuẩn trực của chùm tia X

Độ lệch chuẩn trực của chùm tia X không vượt quá 1,50.

3

Độ trùng khít giữa trường sáng và trường xạ

Độ lệch một cạnh giữa hai trường không vượt quá 2% khoảng cách từ tiêu điểm đến bộ ghi nhận hình ảnh, tổng độ lệch hai cạnh theo mỗi trục không vượt quá 3% khoảng cách từ tiêu điểm đến bộ ghi nhận hình ảnh và tổng độ lệch các cạnh theo cả 2 trục không vượt quá 4% khoảng cách từ tiêu điểm đến bộ ghi nhận hình ảnh.

4

Lọc chùm tia sơ cấp - Đánh giá HVL

HVL không được nhỏ hơn giá trị tối thiểu cho phép nêu tại Bảng 3 của Quy chuẩn kỹ thuật này.

Điều kiện sử dụng thiết bị X quang di động là gì?

Căn cứ tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15:2018/BKHCN, điều kiện sử dụng thiết bị X-quang di động như sau:

- Không được đưa thiết bị X-quang vào sử dụng nếu thiết bị chưa được cấp Giấy chứng nhận kiểm định hoặc Giấy chứng nhận kiểm định đã hết hiệu lực.

- Thiết bị X-quang phải được kiểm định và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, định kỳ 2 năm một lần hoặc sau khi sửa chữa, thay thế làm ảnh hưởng đến tính năng an toàn và độ chính xác của thiết bị.

Thiết bị X quang
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người phụ trách an toàn thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế có cần chứng chỉ nhân viên bức xạ?
Pháp luật
QCVN 15:2018/BKHCN về thiết bị X quang di động dùng trong y tế? Yêu cầu chấp nhận đối với các đặc trưng làm việc ra sao?
Pháp luật
Thủ tục khai báo thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
QCVN 24:2023/BKHCN quy định thiết bị X-quang để đo mật độ xương phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào để được sử dụng trong y tế?
Pháp luật
Thiết bị X quang chụp răng phải đảm bảo các yêu cầu an toàn nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới nhất đối với thiết bị X quang đo mật độ xương dùng trong y tế như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với thiết bị X quang đo mật độ xương dùng trong y tế như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép Sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế gồm những giấy tờ gì
Pháp luật
Khoảng cách giữa người vận hành thiết bị X quang di động và bóng phát của thiết bị này tối thiểu là bao nhiêu mét?
Pháp luật
Ai có quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế?
Pháp luật
Cơ sở y tế trang bị thiết bị X quang chụp vú có phải trang bị hệ kiểm tra kích thước chùm tia bằng nguồn sáng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị X quang
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,409 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị X quang

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị X quang

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào