QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng? Trách nhiệm tổ chức cá nhân ra sao?
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng ra sao?
Quy chuẩn QCVN 01-195:2022/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật chủ trì, Cục Chăn nuôi phối hợp biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư 28/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022.
Theo đó:
(1) Về phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng tưới gốc cho cây trồng.
- Cây trồng trong quy chuẩn này bao gồm cây trồng nông nghiệp, cây trồng lâm nghiệp và cây dược liệu.
- Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng là nước thải ra từ các hoạt động chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy định tại Quy chuẩn này để tưới gốc cho cây trồng.
Nước thải chăn nuôi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải sử dụng chung (hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; sông, suối, khe, rạch, kênh, mương, hồ, ao, đầm, phá, vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này.
(2) Về đối tượng áp dụng
Quy chuẩn QCVN 01-195:2022/BNNPTNT áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng.
QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng? Trách nhiệm tổ chức cá nhân ra sao? (Hình từ Internet)
Quy định kỹ thuật về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Quy chuẩn QCVN 01-195:2022/BNNPTNT, quy định kỹ thuật về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải tuân theo giá trị giới hạn các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng như sau:
Theo đó, các phương pháp xác định giá trị các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức chứng nhận quốc tế như sau:
STT | Thông số | Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn |
1 | pH | - TCVN 6492-2011 (ISO 10523-2008) - Chất lượng nước - Xác định pH; - SMEWW 4500H, B:2017 Determination of pH value - Electrometric Method. |
2 | Clorua (Cl-) | - TCVN 6194:1996 (ISO 9297-1989) - Chất lượng nước - Xác định clorua. Phương pháp chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp Mo); - TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007) - Chất lượng nước - Xác định các anion hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion - Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua, nitrat, nitrit, phosphat và sunphat hòa tan; - SMEWW 4110 B:2017; - US EPA method 300.0. |
3 | Asen (As) | - TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996) - Chất lượng nước - Xác định asen bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua);- TCVN 13092:2020 - Chất lượng nước - Xác định các kim loại bằng phương pháp quang phổ plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ (ICP-MS); - SMEWW 314B:2017; - US EPA method 200.8. |
4 | Cadimi (Cd) | - TCVN 6197:2008 (ISO 5961-1994) - Chất lượng nước - Xác định cadimi bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử; - TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986) - Chất lượng nước - Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa; - TCVN 13090:2020 - Chất lượng nước - Xác định các kim loại bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa - Phương pháp ngọn lửa không khí - axetylen trực tiếp; - TCVN 13092:2020 - Chất lượng nước - Xác định các kim loại bằng phương pháp quang phổ plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ (ICP-MS); - SMEWW 3120B:2017; - US EPA method 200.8. |
5 | Crom tổng số (Cr) | - TCVN 6222-2008 (ISO 9174-1998) - Chất lượng nước - Xác định crom - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử; - TCVN 13091:2020 - Chất lượng nước - Xác định các kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử nhiệt điện; - TCVN 13092:2020 - Chất lượng nước - Xác định các kim loại bằng phương pháp quang phổ plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ (ICP-MS); - SMEWW 3113 B:2017; - SMEWW 3120B:2017; - US EPA method 200.8; - US EPA method 218.2. |
6 | Thủy ngân (Hg) | - TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999) - Chất lượng nước - Xác định thủy ngân; - TCVN 7724:2007 (ISO 17852:2006) - Chất lượng nước - Xác định thủy ngân - Phương pháp dùng phổ huỳnh quang nguyên tử; - TCVN 13092:2020 - Chất lượng nước - Xác định các kim loại bằng phương pháp quang phổ plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ (ICP-MS); - SMEWW 3112 B:2017; - US EPA method 7470 A; - US EPA method 200.8. |
7 | Chì (Pb) | - TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986) - Chất lượng nước - Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa; - TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007) - Chất lượng nước. Xác định nguyên tố chọn lọc bằng phổ phát xạ quang plasma cặp cảm ứng (ICP-OES); - TCVN 13091:2020 - Chất lượng nước - Xác định các kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử nhiệt điện; - SMEWW 3111 B:2017; - SMEWW 3120 B:2017; - SMEWW 3125 B:2017; - US EPA method 200.8; - US EPA method 239.2. |
8 | E.coli | - TCVN 6187-2:2020 (ISO 9308-2:2012) - Chất lượng nước - Phương pháp định lượng vi khuẩn Escherichia coli và Coliform - Phần 2: Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất. |
Chấp nhận các phương pháp thử khác đã được cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc áp dụng Quy chuẩn QCVN 01-195:2022/BNNPTNT?
Căn cứ Mục 5 Quy chuẩn QCVN 01-195:2022/BNNPTNT như sau:
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
5.1 Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại quy chuẩn này.
5.2 Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng thuộc đối tượng tại mục 1.2 phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ; Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Khi nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng được đánh giá, công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng thuộc đối tượng tại mục 1.2 phải chịu sự đánh giá giám sát không quá 12 tháng/1 lần hoặc đột xuất khi cần thiết.
5.3 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân sở hữu các cơ sở chăn nuôi trang trại có nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng thuộc đối tượng tại mục 1.2, ra Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy và tổng hợp, gửi báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 12 hoặc đột xuất theo yêu cầu cho Cục Chăn nuôi.
5.4 Khi phát hiện nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng không phù hợp với công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tại mục 1.2 phải dừng sử dụng và kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy; sau khi thực hiện các biện pháp khắc phục đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu trên trước khi tiếp tục sử dụng.
Như vậy, trong việc áp dụng Quy chuẩn QCVN 01-195:2022/BNNPTNT, tổ chức, cá nhân có các trách nhiệm nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là gì? Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng?
- Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ gì? Kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao những gì?
- 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động? Biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố?
- Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài gồm những gì? Có được chuyển nhượng một phần dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe mô tô, xe máy mới nhất?