Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về phòng chống ma túy bao gồm những gì?
- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về phòng chống ma túy bao gồm những gì?
- Người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về phòng chống ma túy có trách nhiệm gì?
- Những cơ quan, đơn vị nào thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về phòng chống ma túy?
Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về phòng chống ma túy bao gồm những gì?
Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về phòng chống ma túy được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Danh mục và tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Ban hành kèm theo Nghị định này danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm:
...
h) Danh mục VIII: Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về phòng, chống ma túy;
i) Danh mục IX: Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
...
Như vậy, theo quy định tại Danh mục VIII ban hành kèm theo Nghị định 135/2021/NĐ-CP thì các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về phòng chống ma túy, bao gồm:
(1) Thiết bị đo, thử chất ma túy.
(2) Cân trọng lượng.
(3) Đèn pin tử ngoại.
(4) Thiết bị ghi âm và ghi hình.
(5) Máy vi tính, máy tính bảng lưu trữ kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về phòng chống ma túy bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về phòng chống ma túy có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 135/2021/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu, trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, thanh tra viên chuyên ngành, công chức, viên chức thuộc các lực lượng quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Nắm vững chế độ quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
b) Được tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
2. Trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
a) Thực hiện đúng quy trình, quy định, đảm bảo an toàn, giữ gìn, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Như vậy, theo quy định, người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về phòng chống ma túy có trách nhiệm:
(1) Thực hiện đúng quy trình, quy định, đảm bảo an toàn, giữ gìn, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
(2) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Những cơ quan, đơn vị nào thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về phòng chống ma túy?
Cơ quan, đơn vị nào thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về phòng chống ma túy được quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định 135/2021/NĐ-CP như sau:
Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu
...
7. Cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về phòng, chống ma túy:
a) Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp xã;
b) Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển;
c) Hải quan;
d) Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội.
8. Cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của rượu, bia:
a) Cảnh sát giao thông, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an cấp xã;
...
Như vậy, theo quy định, các cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về phòng chống ma túy bao gồm:
(1) Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp xã;
(2) Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển;
(3) Hải quan;
(4) Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?