Phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng hộ Covid-19: Tiêu chuẩn và chỉ định sử dụng để hạn chế tối thiểu nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2?

Tôi muốn trang bị các phương tiện, thiết bị cá nhân cho nhân viên trong công ty tôi để phòng hộ covid 19. Tôi muốn hỏi tôi nên trang bị các phương tiện nào và tiêu chuẩn của các phương tiện đó như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn!

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam hiện nay?

Theo thống kê của Bộ y tế đến nay, cả nước đã tiêm hơn 219,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi; tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi và triển khai tiêm mũi 4 theo tiến độ cung ứng vaccine.

Nhìn chung đã tạo đươc miễn dịch trong cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn phải thực nghiêm nghiêm chỉnh công tác phòng hộ vì vacxin củng chỉ là biện pháp miễn dịch tạm thời. Việc phòng chống, đặc biệt là trang bị các thiết bị, phương tiện phòng hộ cá nhân chống dịch covid là cực kỳ quan trọng.

Phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng hộ Covid-19: Tiêu chuẩn và chỉ định sử dụng để hạn chế tối thiểu nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2?

Phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng hộ Covid-19: Tiêu chuẩn và chỉ định sử dụng để hạn chế tối thiểu nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2?

Tiêu chuẩn của phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng hộ Covid-19?

Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn ban hành theo Quyết định 1341/QĐ-BYT năm 2022 quy định phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) sử dụng trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn phòng, chống lây nhiễm SARS-CoV-2, bao gồm các phương tiện sau:

- Găng tay y tế: Găng tay sử dụng một lần đạt các tiêu chuẩn: TCVN: 13415-1:2021, 13415-2:2021, 13415-3:2021 và 13415-4:2021 hoặc BS EN 455- 1:2020, 455-2:2020, 455-3:2020 và 455-4:2020 hoặc ASTM D6319, D3578, D5250 và D6977 hoặc TCVN 6343-1:2007.

- Khẩu trang y tế: Khẩu trang sử dụng một lần đạt tiêu chuẩn TCVN 13408:2021 hoặc BS EN 14683:2019 hoặc ASTM F2100.

- Khẩu trang hiệu suất lọc cao (sau đây gọi tắt là khẩu trang N95): Đạt tiêu chuẩn TCVN 13409:2021 hoặc BS EN 149:20ổl+Al:2009 hoặc NIOSH 42 CFR part 84.

- Áo choàng:

+ Áo choàng sử dụng một lần: đạt tiêu chuẩn TCVN 13411:2021 hoặc BS EN 14126:2003 hoặc AAMI PB70 và ASTM F3352.

+ Áo choàng sử dụng lại: với những đơn vị có nguồn lực hạn chế, nhân viên y tế (NVYT) khi thực hiện thăm khám, chăm sóc hoặc thực hiện các quy trình kỹ thuật không có nguy cơ văng bắn máu, dịch cơ thể người bệnh COVID-19 tới thân mình (ví dụ: thủ thuật can thiệp vào mạch máu lớn, chăm sóc vết thương rộng, thủ thuật sản khoa ...) có thể sử dụng áo choàng sản xuất từ vật liệu có thể giặt khử khuẩn như vải polyester hoặc polyester-cotton và phải thực hiện giặt khử khuẩn trước khi dùng lại đúng quy định.

+ Áo choàng có thiết kế dài tay bao phủ toàn thân từ cổ đến đầu gối, cổ áo tối thiểu phải che kín đến khớp ức đòn, có dây buộc hoặc khuy cố định áo phía sau lưng.

- Tấm che mặt hoặc kính bảo hộ: Loại dùng một lần hoặc loại làm sạch và khử trùng được trước khi sử dụng lại, bảo đảm trường nhìn, không làm biến dạng hình ảnh, chống mờ do hơi nước và chống xước.

Theo đó, bạn có thể dựa vào các tiếu chí trên để trang bị phương tiện cá nhân phòng hộ Covid-19 cho cơ sở của bạn một cách an toàn nhất.

Chỉ định sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân tối thiểu theo nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 hiện nay?

Căn cứ theo Mục 2 Hướng dẫn ban hành theo Quyết định 1341/QĐ-BYT năm 2022 quy định chủng loại phương tiện PHCN tối thiểu theo các hoạt động phòng, chống bệnh dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tại cộng đồng như sau:

Ghi chú: -(+): Sử dụng

- (+/-): Có thể sử dụng hoặc không tùy theo tình huống cụ thể

- (#): Có thể sử dụng 1 trong 2 loại khẩu trang

- (1): Có thể sử dụng tạp dề chống thấm nếu có nguy cơ văng bắn nước, dịch

- (2): Có thể sử dụng găng bảo hộ dày (găng vệ sinh) tùy tình huống cụ thể

- (3): Có thể sử dụng bộ quần áo chống dịch liền hoặc rời trong trường hợp dự kiến có quá nhiều máu, dịch văng bắn.

2,072 lượt xem
Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào