Phương tiện giao thông đường thủy nội địa khi muốn vượt qua phương tiện khác thì có bắt buộc phát tín hiệu không?
- Phương tiện giao thông đường thủy nội địa khi muốn vượt qua phương tiện khác thì có bắt buộc phát tín hiệu không?
- Người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa không phát tín hiệu khi vượt bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa không phát tín hiệu khi vượt không?
Phương tiện giao thông đường thủy nội địa khi muốn vượt qua phương tiện khác thì có bắt buộc phát tín hiệu không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 về phương tiện vượt nhau như sau:
Phương tiện vượt nhau
1. Phương tiện vượt nhau thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Phương tiện xin vượt phải phát âm hiệu một tiếng dài, lặp lại nhiều lần;
b) Phương tiện bị vượt, khi nghe thấy âm hiệu xin vượt, nếu thấy an toàn phải giảm tốc độ và phát âm hiệu điều động theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 46 của Luật này và đi về phía luồng đã báo cho đến khi phương tiện xin vượt đã vượt qua; nếu không thể cho vượt thì phát âm hiệu 5 tiếng ngắn;
c) Phương tiện xin vượt, khi nghe thấy âm hiệu điều động của phương tiện bị vượt thì mới được vượt; khi vượt phải phát âm hiệu báo phía vượt của mình và phải giữ khoảng cách ngang an toàn với phương tiện bị vượt.
...
Theo quy định trên, phương tiện giao thông đường thủy nội địa khi muốn vượt qua phương tiện khác thì bắt buộc phải phát tín hiệu với âm hiệu một tiếng dài, lặp lại nhiều lần.
Giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa không phát tín hiệu khi vượt bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy tắc giao thông như sau:
Vi phạm quy tắc giao thông
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng;
b) Không tuân theo chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa hoặc chỉ dẫn của người điều tiết giao thông, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
c) Không giảm tốc độ của phương tiện theo quy định;
d) Không phát tín hiệu của phương tiện theo quy định khi vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế hoặc nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp;
đ) Không phát tín hiệu hoặc phát tín hiệu không đúng quy định khi tránh hoặc vượt nhau;
...
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa không phát tín hiệu khi vượt sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Phương tiện giao thông đường thủy nội địa ở đây là phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa không phát tín hiệu khi vượt không?
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
...
Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa không phát tín hiệu khi vượt sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 1.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?