Phương tiện chở hàng hóa quá cảnh của Lào trên lãnh thổ Việt Nam thì có quy định như thế nào? Hàng hóa quá cảnh của Lào trên lãnh thổ Việt Nam tối đa được bao nhiêu ngày?
Phương tiện chở hàng hóa quá cảnh của Lào trên lãnh thổ Việt Nam thì có quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 22/2009/TT-BCT, có quy định về phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh và người áp tải như sau:
Phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh và người áp tải
1. Hàng hóa quá cảnh phải được vận chuyển bởi người chuyên chở là pháp nhân được cấp phép hoặc ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các phương tiện vận tải của Việt Nam, Lào tham gia vận chuyển hàng hóa quá cảnh bằng đường bộ phải tuân thủ Hiệp định Vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 24 tháng 02 năm 1996, Nghị định thư của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 18 tháng 7 năm 2001 về sửa đổi, bổ sung Hiệp định Vận tải đường bộ, các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh phương tiện vận chuyển và người áp tải; thủ tục lưu kho, lưu bãi hàng quá cảnh; thủ tục sang mạn, thay đổi phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh được thực hiện theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan
Như vậy, theo quy định trên thì phương tiện chở hàng hóa quá cảnh của Lào tại Việt Nam thì có quy định như sau:
- Các phương tiện vận tải của Việt Nam, Lào tham gia vận chuyển hàng hóa quá cảnh bằng đường bộ phải tuân thủ Hiệp định Vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Nghị định thư của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2001.
- Thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh; thủ tục sang mạn, thay đổi phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh được thực hiện theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan
Hàng hóa quá cảnh (Hình từ Internet)
Hàng hóa quá cảnh của Lào trên lãnh thổ Việt Nam tối đa được bao nhiêu ngày?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 22/2009/TT-BCT, có quy định về thời gian quá cảnh hàng hóa như sau:
Thời gian quá cảnh hàng hóa
Hàng hóa quá cảnh được phép lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tối đa là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu, trừ trường hợp được gia hạn thời gian quá cảnh theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì hàng hóa quá cảnh của Lào trên lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu, trừ trường hợp được gia hạn thời gian quá cảnh theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Hàng hóa quá cảnh có được phép tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bất khả kháng không?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 22/2009/TT-BCT, Điều 2 Thông tư 06/2017/TT-BCT có quy định về việc phân phối buôn bán và tiêu thị hàng hóa quá cảnh như thế nào:
Việc phân phối, buôn bán và tiêu thụ hàng hóa quá cảnh
1. Cấm phân phối, buôn bán, tiêu thụ tại Việt Nam hàng hóa quá cảnh thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành.
2. Trừ hàng hóa thuộc Danh mục nêu tại khoản 1 Điều này, các loại hàng hóa quá cảnh khác được phép tiêu thụ tại Việt Nam trong trường hợp bất khả kháng sau khi được Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản.
3. Việc tiêu thụ hàng quá cảnh nêu tại khoản 2 Điều này phải thực hiện qua thương nhân Việt Nam và phải làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành về quản lý xuất nhập khẩu.
4. Trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 2 Điều này, chủ hàng gửi hồ sơ đề nghị cho phép tiêu thụ hàng quá cảnh đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương. Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a. Đơn đề nghị cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này).
b. Tài liệu chứng minh trường hợp bất khả kháng đối với hàng hóa quá cảnh xin được tiêu thụ tại Việt Nam.
5. Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, theo quy định trên thì trừ hành hóa cấm phân phối, buôn bán, tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam thì các loại hàng hóa quá cảnh khác được phép tiêu thụ tại Việt Nam trong trường hợp bất khả kháng sau khi được Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?