Phương pháp thử khả năng chịu nước áp dụng cho kíp nổ vi sai phi điện được tiến hành như thế nào?

Thiết bị, dụng cụ dùng để thử khả năng chịu nước áp dụng cho kíp nổ vi sai phi điện là gì? Phương pháp thử khả năng chịu nước áp dụng cho kíp nổ vi sai phi điện được tiến hành như thế nào? - câu hỏi của anh N. (Hà Nội).

Thiết bị, dụng cụ dùng để thử khả năng chịu nước áp dụng cho kíp nổ vi sai phi điện là gì?

Thiết bị, dụng cụ dùng để thử khả năng chịu nước áp dụng cho kíp nổ vi sai phi điện được quy định tại tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6631:2000 về Kíp nổ vi sai phi điện - Phương pháp thử như sau:

7. Thử khả năng chịu nước
7.1. Mẫu
Mẫu thử khả năng chịu nước phải lấy từ kíp đã thử chấn động hợp cách.
7.2. Thiết bị, dụng cụ
- máy nén khí kèm áp kế
- bình nước hoặc thùng ngâm nước có áp kế và van xả nước;
- mỏ lết.
...

Như vậy, thiết bị, dụng cụ dùng để thử khả năng chịu nước áp dụng cho kíp nổ vi sai phi điện gồm:

- máy nén khí kèm áp kế

- bình nước hoặc thùng ngâm nước có áp kế và van xả nước;

- mỏ lết.

Phương pháp thử khả năng chịu nước áp dụng cho kíp nổ vi sai phi điện được tiến hành như thế nào?

Phương pháp thử khả năng chịu nước áp dụng cho kíp nổ vi sai phi điện được tiến hành theo quy định tại tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6631:2000 về Kíp nổ vi sai phi điện - Phương pháp thử như sau:

Bước 01: Kiểm tra máy nén khí phải bình thường, mở máy thử 1 phút, quan sát độ nhạy của kim chỉ áp kế. Kiểm tra bình nước cao áp không dò nước, không dò khí, áp kế trên bình phải tốt.

Bước 02: Lấy kíp thử cuộn theo độ lớn đường kính trong của bình nước. Lấy dây sợi nhỏ buộc lại và kiểm tra phần đuôi dây dẫn nổ xem có bịt kín không.

Bước 03: Cho đầy nước vào bình

Cho kíp thử vào bình nước. Đậy nắp và vặn chặt bulông ép.

Bước 04: Nạp áp suất cho bình bằng máy nén khí, khi áp kế của bình chỉ 20 N/mm² thì ngừng nạp khí và bắt đầu tính thời gian.

Sau 8 giờ ngâm, lấy kíp thử khỏi bình. Đầu tiên mở van xả hết nước, nới lỏng bulông ép, mở nắp trên bình và nhấc kíp khỏi bình.

Lưu ý:

- Trong quá trình ngâm, tiến hành kiểm tra áp suất 1giờ/lần, áp suất không đủ, phải nạp bổ sung cho đủ.

- Không được nạp áp suất quá trị số quy định.

Bước 05: Kíp vi sai phi điện sau khi ngâm nước, lấy ra trong vòng 4 giờ, thử đo thời gian giữ chậm.

Lưu ý: Nếu kíp nổ tốt thì kíp thử là hợp cách.

kíp nổ vi sai phi điện

Phương pháp thử khả năng chịu nước áp dụng cho kíp nổ vi sai phi điện được tiến hành như thế nào? (Hình từ Internet)

Phương pháp thử độ tin cậy gây nổ và đo thời gian giữ chậm áp dụng cho kíp nổ vi sai phi điện được tiến hành như thế nào?

Phương pháp thử độ tin cậy gây nổ và đo thời gian giữ chậm áp dụng cho kíp nổ vi sai phi điện được tiến hành theo quy định tại tiểu mục 9.3 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6631:2000 về Kíp nổ vi sai phi điện - Phương pháp thử như sau:

9. Thử độ tin cậy gây nổ và đo thời gian giữ chậm
9.1. Mẫu
9.1.1. Kíp vi sai số 1 chỉ thử độ tin cậy gây nổ. Kíp vi sai có số lớn hơn 1 thì thử độ tin cậy gây nổ và đo thời gian giữ chậm. Thử độ tin cậy gây nổ và đo thời gian giữ chậm của kíp vi sai thực hiện kết hợp trên cùng mẫu thử.
9.1.2. Mẫu thử độ tin cậy gây nổ và đo thời gian giữ chậm lấy từ lô kíp đã thử qua các hạng mục thử ngâm nước hợp cách, nếu không đủ, có thể lấy bù từ lô đã thử lực kéo tĩnh hợp cách.
9.2. Thiết bị, dụng cụ
- máy đo thời gian quang điện;
- bộ ổn áp xoay chiều;
- dụng cụ gây nổ
- thiết bị phòng nổ;
- băng dính, kéo;
- dây dẫn tín hiệu nổ.
9.3. Tiến hành
9.3.1. Điều kiện thử
- nhiệt độ môi trường thử quy định từ 15°C đến 30°C;
- khoảng cách từ đầu gợi nổ đến bia không quá 1m;
- kíp có dây dẫn tín hiệu nổ dài đến 3 m, lấy thời gian theo kết quả đo thực tế. Kíp có dây dẫn tín hiệu nổ dài hơn 3 m phải trừ lượng thời gian vốn có của bản thân dây dẫn tín hiệu nổ.
9.3.2. Chuẩn bị thử
9.3.2.1 Kiểm tra bộ ổn áp và máy đo thời gian quang điện theo hướng dẫn sử dụng máy. Mở máy ủ nóng trong thời gian 15 đến 30 phút.
Thử với hai dây dẫn tín hiệu nổ dài 1m, quan sát máy bình thường, xác định thời gian cháy chậm đạt 0,51 ms đến 0,53 ms. Nếu phát hiện máy không nhạy hoặc thời gian cháy chậm nằm ngoài khoảng này, phải báo cho nhân viên liên quan, sửa chữa xong mới đưa thử với kíp.
9.3.2.2. Lấy cuộn dây dẫn nổ, cắt thành sợi dài 800 mm ± 50 mm để dùng cho bia.
9.3.3. Lần lượt thử gây nổ và đo thời gian giữ chậm từng kíp.
9.3.3.1. Lấy một kíp đem thử, dùng kéo cắt bỏ phần đầu bịt kín của dây dẫn nổ. Dùng băng dính cuốn nối kíp với dây dẫn nổ.
9.3.3.2. Lắp kíp thử vào thiết bị phòng nổ, luồn dây dẫn tín hiệu nổ vào đồ gá (hình 2)
9.3.3.3. Gây nổ kíp bằng dụng cụ gợi nổ. Đọc kết quả thời gian giữ chậm trên máy.
CHÚ THÍCH – Nếu sau khi gây nổ mà dây dẫn không nổ thì dùng kéo cắt bỏ 10 mm phần đầu. Tiếp tục gây nổ lại, nếu kíp nổ, đo thời gian không nhạy thì không tính kết quả của kíp đó.
9.4. Đánh giá kết quả
Kíp được coi là hợp cách khi thử kíp nổ tốt, có thời gian giữ chậm cho phù hợp với quy định trong điều 5.7 của TCVN 6630 : 2000.
Kíp nổ vi sai phi điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kíp nổ vi sai phi điện an toàn là gì? Kíp nổ vi sai phi điện an toàn phải đáp ứng những quy định kỹ thuật nào?
Pháp luật
Phương pháp thử khả năng chịu nước áp dụng cho kíp nổ vi sai phi điện được tiến hành như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kíp nổ vi sai phi điện
330 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kíp nổ vi sai phi điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kíp nổ vi sai phi điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào