Phương pháp lập tổng chi phí điều hành, quản lý ngành và lợi nhuận định mức giá bán điện bình quân từ 14/9/2024 quy định ra sao?
Phương pháp lập tổng chi phí điều hành, quản lý ngành và lợi nhuận định mức giá bán điện bình quân từ 14/9/2024 quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 09/2024/TT-BCT quy định phương pháp lập tổng chi phí điều hành - quản lý ngành và lợi nhuận định mức như sau:
Tổng chi phí điều hành - quản lý ngành bao gồm các chi phí quản lý về hoạt động sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tổng chi phí điều hành - quản lý ngành và lợi nhuận định mức năm N (Cchung) được xác định theo công thức sau:
Cchung = CVL + CTL + CKH + CSCL + CMN + CBTK + CTC + LN + GT |
Trong đó:
(1) CVL: Tổng chi phí vật liệu năm N (đồng), được xác định theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán trên cơ sở kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, loại trừ các chi phí đột biến bất thường của năm N-2, tính trượt giá từng năm theo bình quân chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp của 5 năm gần nhất trước đó tại thời điểm xây dựng giá bán điện bình quân được Tổng cục Thống kê công bố và bổ sung chi phí hợp lý phát sinh dự kiến năm N nhưng chưa được tính hoặc chưa được tính đầy đủ cho năm N-2;
(2) CTL: Tổng chi phí tiền lương năm N (đồng), bao gồm tổng chi phí tiền lương và các khoản chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn, được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan;
(3) CKH: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N (đồng), được xác định theo quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
(4) CSCL: Tổng chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng), được xác định trên cơ sở kế hoạch sửa chữa lớn năm N của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
(5) CMN: Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (đồng), được xác định theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán trên cơ sở kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, loại trừ các chi phí đột biến bất thường của năm N-2, tính trượt giá từng năm theo bình quân chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp của 5 năm gần nhất trước đó tại thời điểm xây dựng giá bán điện bình quân được Tổng cục Thống kê công bố và bổ sung chi phí hợp lý phát sinh dự kiến năm N nhưng chưa được tính hoặc chưa được tính đầy đủ cho năm N-2;
(6) CBTK: Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (đồng), bao gồm: các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền ăn ca và chi phí khác bằng tiền dự kiến năm N. Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền ăn ca dự kiến năm N được xác định theo quy định hiện hành. Các khoản chi phí khác bằng tiền năm N được xác định theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán trên cơ sở kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, loại trừ các chi phí đột biến bất thường của năm N-2, tính trượt giá từng năm theo bình quân chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp của 5 năm gần nhất trước đó tại thời điểm xây dựng giá bán điện bình quân được Tổng cục Thống kê công bố và bổ sung chi phí hợp lý phát sinh dự kiến năm N nhưng chưa được tính hoặc chưa được tính đầy đủ cho năm N-2;
(7) CTC: Tổng chi phí tài chính năm N (đồng), bao gồm: tổng chi phí lãi vay, trái phiếu, thuê tài chính và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N, được xác định theo các hợp đồng, các tài liệu có tính pháp lý, dự kiến các khoản vay phục vụ hoạt động sản xuất năm N; chênh lệch tỷ giá dự kiến năm N được xác định theo quy định về tài chính kế toán;
(8) LN: Lợi nhuận định mức năm N của khâu điều hành - quản lý ngành (đồng), được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của khâu điều hành - quản lý ngành do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
(9) GT: Các khoản giảm trừ giá thành (đồng);
(10) Trường hợp có số liệu đã được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán năm N-1, sử dụng số liệu các khoản chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền của năm N-1 để tính chi phí tương ứng của năm N.
Phương pháp lập tổng chi phí điều hành, quản lý ngành và lợi nhuận định mức giá bán điện bình quân từ 14/9/2024 quy định ra sao? (Hình ảnh Internet)
Phương pháp lập tổng chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 09/2024/TT-BCT quy định phương pháp lập tổng chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực như sau:
- Tổng chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực năm N (CĐĐ) được xác định theo quy định của Bộ Công Thương về giá điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực.
- Trường hợp Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện chưa là đơn vị hạch toán độc lập với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổng chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực được xác định tương tự tổng chi phí điều hành - quản lý ngành theo quy định tại Điều 9 Thông tư 09/2024/TT-BCT.
Khi nào Thông tư 09/2024/TT-BCT có hiệu lực?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 09/2024/TT-BCT quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 9 năm 2024.
Như vậy, Thông tư 09/2024/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 14/9/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?