Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông bao gồm các phương pháp nào?
- Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông bao gồm các phương pháp nào?
- Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
- Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ nào?
Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông bao gồm các phương pháp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
1. Các phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông bao gồm:
a) Phương pháp đánh giá trực tiếp: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số, đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước của đoạn sông.
Phương pháp đánh giá trực tiếp được áp dụng đối với đoạn sông sau khi điều tra mà không có nguồn nước thải xả trực tiếp vào đoạn sông đó.
b) Phương pháp đánh giá gián tiếp: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng, kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông.
c) Phương pháp đánh giá bằng mô hình: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông và quá trình gia nhập dòng chảy, biến đổi của các chất gây ô nhiễm;
d) Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
...
Theo đó, phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông bao gồm 3 phương pháp:
- Phương pháp đánh giá trực tiếp;
- Phương pháp đánh giá gián tiếp;
- Phương pháp đánh giá bằng mô hình.
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải (Hình từ Internet)
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Nguyên tắc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
1. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống theo lưu vực sông và nguồn nước.
2. Đối với nguồn nước là sông, suối, kênh, rạch (sau đây gọi tắt là sông), khi thực hiện đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải phải được phân thành từng đoạn sông để đánh giá.
3. Việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, lựa chọn lưu lượng dòng chảy, lựa chọn thông số chất lượng nước mặt, thông số ô nhiễm của các nguồn nước thải để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng đoạn sông phải bảo đảm tính hệ thống theo từng sông, hệ thống sông.
4. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải được thực hiện đối với từng thông số ô nhiễm.
5. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng, khả năng tự làm sạch của nguồn nước, quy mô và tính chất của các nguồn nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống theo lưu vực sông và nguồn nước.
- Đối với nguồn nước là sông, suối, kênh, rạch (sau đây gọi tắt là sông), khi thực hiện đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải phải được phân thành từng đoạn sông để đánh giá.
- Việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, lựa chọn lưu lượng dòng chảy, lựa chọn thông số chất lượng nước mặt, thông số ô nhiễm của các nguồn nước thải để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng đoạn sông phải bảo đảm tính hệ thống theo từng sông, hệ thống sông.
- Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải được thực hiện đối với từng thông số ô nhiễm.
- Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng, khả năng tự làm sạch của nguồn nước, quy mô và tính chất của các nguồn nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông
1. Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ sau:
a) Vị trí nhập lưu, phân lưu trên sông;
b) Chức năng nguồn nước, mục đích sử dụng nước của sông; vị trí các công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải; vị trí công trình hồ chứa, công trình điều tiết nước trên sông;
c) Chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ đối với các đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều;
d) Yêu cầu về bảo tồn, phát triển hệ sinh thái thủy sinh, giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng có liên quan đến nguồn nước;
đ) Đối với các sông liên quốc gia, liên tỉnh, ngoài việc căn cứ quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm d Khoản này, còn phải căn cứ vào đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính cấp tỉnh.
Như vậy, việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ sau:
- Vị trí nhập lưu, phân lưu trên sông;
- Chức năng nguồn nước, mục đích sử dụng nước của sông; vị trí các công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải; vị trí công trình hồ chứa, công trình điều tiết nước trên sông;
- Chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ đối với các đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều;
- Yêu cầu về bảo tồn, phát triển hệ sinh thái thủy sinh, giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng có liên quan đến nguồn nước;
- Đối với các sông liên quốc gia, liên tỉnh, ngoài việc căn cứ theo quy định trên, còn phải căn cứ vào đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?